Quản trị là gì? Cách phân biệt quản trị và quản lý

Quản trị là gì? Là một trong các yếu tố chủ chốt trong quyết định đi tới hành động của một doanh nghiệp, tổ chức. Qua đó, nó còn giúp ích cho quá trình lãnh đạo doanh nghiệp, công ty. Để đạt được các mục đích đã đề ra ngay trước đó. Hãy cùng Việc làm Hà Nội tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Quản trị là gì? Một số khái niệm về quản trị

Quản trị là gì? Thuật ngữ “quản trị” được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và chưa được thống nhất. Người ta thường nghe nhiều tới quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, quản trị khách sạn… Mỗi tác giả sẽ giải thích quản trị theo  nghĩa riêng cho mình. Dưới đây là một số định nghĩa về khái niệm quản trị.

Theo định nghĩa của Harold Koontz và Cyril O’Donnell: “Quản trị là thiết lập và duy trì một môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả.”

Còn James Stoner và Stephen Robbins thì nói rằng: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.

Ta có thể rút ra định nghĩa riêng về quản trị sau khi tham khảo một số định nghĩa như sau:

Quản trị là một tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo hoàn thành công việc thông qua những nỗ lực của người khác. Hay quản trị là sự phối hợp hiệu quả các hoạt động của những người cùng chung trong tổ chức.

Bản chất của quản trị là gì?

Bản chất của quản trị là việc phát hiện ra phương hướng thích hợp để đem lại kết quả cao trong công việc. Dù có nhiều định nghĩa về quản trị nhưng quản trị chỉ có một bản chất. Quản trị phải có cơ bản 3 yếu tố dưới đây:

Phải có người quản trị

Đó là nhân tố tạo ra các hành động quản trị. Đối tượng bị quản trị phải bị chi phối bởi sự quản trị đó. Tác động có thể lặp đi lặp lại một hoặc nhiều lần,

Phải có mục đích đặt ra cho các đối tượng liên quan trong hoạt động

Là các lý lẻ để nhà quản trị tạo ra các yếu tố tác động. Nhà quản trị có thể là một hay nhiều cá nhân. Đối tượng có thể là một tập thể, tổ chức, hoặc các trang thiết bị

Nguồn lực là một yếu tố không thể bỏ qua

Nguồn lực sẽ giúp nhà quản trị khai thác, hoạch định, trong tiến trình quản trị.

Các chức năng của Nhà quản trị 

Các chức năng quản trị đó là:

Hoạch định

Hoạch định bao gồm:

  • Nhận định  rõ các mục tiêu, phương hướng
  • Dự thảo đưa ra các chương trình hành động
  • Đưa ra một lịch trình hành động
  • Đề xuất ra các giải pháp kiểm soát
  • Phát triển và, cải tiến tổ chức

Chức năng hoạt định còn là trợ thủ trong việc kết hợp các hành động giữa các cá nhân lại với nhau. Giúp tổ chức hoạt động một cách tốt nhất có thể.

Hoạch định
Hoạch định là gì

Kiểm soát

Kiểm soát cũng là một hành động của quản trị. Hoạt động của quản trị sẽ cam kết cho doanh nghiệp vận hành theo đúng phương hướng và mục tiêu mà tổ chức đã đề ra. Quản trị sẽ đề cập cho nhà quản trị khi gặp sự cố bằng các điều chỉnh cần thiết. Kiểm soát có những chức năng sau:

  • Sắp xếp thời gian kiểm tra
  • Xác định mục đích kiểm tra
  • Nhận xét kết quả

Quản trị sẽ cam kết cho phòng ban trong công ty, doanh nghiệp kết hợp ăn ý với nhau. Để nhằm đạt năng suất và kết quả cao giúp đem về lợi nhuận lớn. Ngoài ra, quản trị còn có thể giúp nhà quản trị tư duy. Vì các chính sách, kế hoạch, sẽ được đề ra đều dựa trên những tư duy đó

Quản trị có vai trò gì trong tổ chức.

Trong tổ chức, vai trò của quản trị là gì? Trong tổ chức, vai trò của quản trị rất quan trọng. Sự quan trọng của quản trị được thể hiện qua những vai trò sau:

  • Quản trị ảnh hưởng tới sự phát triển và tồn tại của tổ chức. Nếu như không có hành động của quản trị thì mọi cá nhân trong doanh nghiệp sẽ làm việc một cách bất hợp lý, lộn xộn. Không phân công việc một cách hợp lý, không có hiệu quả tốt.
  • Thông qua công việc hoạch định công việc, xu hướng các cá nhân sẽ kết hợp với nhau vì mục đích chung. Quản trị sẽ ảnh hưởng, giúp cho tổ chức vận hành một cách hiệu quả. Giúp tổ chức vượt được mục tiêu một cách đáng mong đợi
  • Bên cạnh đó, nó còn giúp kiểm soát và điều khiển quá trình vận hành. Tạo ra quy trình, hệ thống để kết hợp ăn ý với nhau. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Giúp duy trì hoạt động và đạt được kết quả như dự định đã đề ra với chi phí thấp nhất.
Doanh nghiệp
Quản trị có vai trò gì trong tổ chức.

Phân biệt quản lý và quản trị

Quản lý và quản trị là 2 phạm trù dễ gây nên sự nhầm lẫn. Cả 2 khái niệm này đều nói về công việc của nhà lãnh đạo khi điều khiển một cơ cấu doanh nghiệp nào đó. Trong một số tình huống, hai khái niệm này được đổi vị trí cho nhau và dùng với hàm ý giống nhau. Bởi các ngành quản trị cũng tương tự các ngành quản lý.

Quản trị là các hành động cấp cao. Bao gồm tất cả tiến trình đặt ra các quyết định về quy tắc, chính sách và mục tiêu. Trong khi đó quản lý được hiểu là gì? Quản lý lại là kết nối, tiếp nhận, thi hành và điều phối để hướng tới mục tiêu chung của các nhà quản trị.

Nhà quản lý cần có kỹ năng tổ chức, cũng như có phẩm chất linh hoạt,  kiên định và làm việc một cách hiệu quả. Nhà quản trị cũng cần có tầm nhìn, có kỹ năng thúc đẩy, động viên, và truyền cảm hứng cho nhân viên trong tổ chức của mình.

Quản trị cần đề xuất các chiến lược. Quản lý quan tâm đến phương án và chiến thuật. Quản trị là xem thứ nên làm, những thứ gì không nên làm. Quản lý sẽ thực hiện mọi thứ một cách tối ư trong khả năng được cho phép.

Phân biệt quản lý
Phân biệt quản lý và quản trị

Trên đây là toàn bộ thông tin bổ ích về “Quản trị là gì?”mà bạn không thể bỏ qua. Những nội dung trên của Tìm việc làm Hà Nội sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về lĩnh vực này. Chúc bạn khám phá được những điều lý thú từ bài viết này nhé. Chúc các bạn ngày càng thành công!

>>> Xem thêm: Tìm hiểu R&D là gì? Chức năng của phòng R&D trong doanh nghiệp?