Production Manager là gì? Product Manager và Project Manager
Production Manager là gì? Chắc chắn nhiều bạn vẫn chưa hiểu về vị trí này. Trong bài viết ngày hôm nay Việc làm Hà Nội sẽ chia sẻ đến các bạn những công việc liên quan đến Production Manager. Cũng như sự khác nhau giữa product manager và project manager. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ về công việc này qua bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
Production Manager là gì?
Production Manager là một từ chuyên ngành trong kinh tế đặc biệt là về ngành Marketing. Đối với những người chuyên ngành thì họ thường sử dụng tiếng anh hơn so với việc sử dụng bằng tiếng việt. Bởi vì đối với họ sử dụng một số từ tiếng anh có nghĩa của nó sẽ được bao quát hơn so với khi dịch nó ra tiếng việt. Vậy Production Manager có nghĩa là gì? Theo một cách dễ hiểu Production Manager là giám đốc sản xuất là người chịu mọi trách nhiệm cho công việc từ khâu lên ý tưởng, xây dựng tính năng, thiết kế và sản xuất thành phẩm.
Dối với Production Manager họ phải chịu trách nhiệm cho tất cả hoạt động về khâu sản phẩm của mình. Một Production Manager phải đảm bảo khi sản sản xuất ra sản phẩm thì sản phẩm đó phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Nếu một sản phẩm không được tiêu dùng thì đó là một sản phẩm chết và không có ý nghĩa hay mang lại lợi nhuận cho công ty. Qua đó ta có thể thấy được vai trò của Production Manager rất quan trọng trong công ty. Liên quan tới việc sống còn của công ty.
Một số yếu tố cần có của một Production Manager
Production Manager là một vị trí cực kỳ quan trọng chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn ra suôn sẻ và phải đúng kế hoạch. Phải đảm bảo được tính khả thi đối với người tiêu dùng, đảm bảo được chất lượng và số lượng cho đối tác và khách hàng.
Công việc của giám đốc sản xuất không chỉ đảm nhiệm những hoạt động trong hệ thống sản xuất mà còn liên kết với các phòng ban khác để bộ máy hoạt động diễn ra một cách hệ thống hơn.
Một Production Manager giỏi sẽ có thể xây dựng và phát triển công ty trong thời gian dài. Bên cạnh đó còn giúp cho công ty tăng thêm lợi nhuận và tạo ra nhiều mối quan hệ mới để hợp tác. Vậy yếu tố cần có của một Production Manager là gì?
Kiến thức của Production Manager
Kiến thức chuyên môn là yếu tố đầu tiên để trở thành một Production Manager giỏi. Kiến thức được sử dụng những để lãnh đạo và đưa ra những quyết định quan trọng mang tính chiến lược cho công ty. Bên cạnh đó có thể linh động với những tình huống có thể xảy ra.
Sự sáng tạo
Production Manager đòi hỏi phải có sự sáng tạo để có thể đưa ra được những kế kế hoạch hoặc chiến lược phù hợp. Bạn thử nghỉ xem một sản phẩm mà được khách hàng tin dùng thì nó phải được đảm bảo về chất lượng. Thứ hai sản phẩm phải đảm bảo được việc giải quyết nhu cầu của khách hàng. Để có thể giải quyết được điều đó đòi hỏi các Production Manager phải có sự sáng tạo trong sản phẩm của mình.
Sự kiên trì
Đã là một Production Manager phải có lòng quyết tâm, quyết tâm để giành lấy thành công lấy những vinh quang. Trước mọi gian nan đều không nhụt chí điều đó như là một lời động viên cho Production Manager vậy.
Sự giao tiếp
Một Production Manager là phải có những kỹ năng cơ bản của một người lãnh đạo. Trong đó kỹ năng giao tiếp là quan trọng nhất. Bạn có thể thiếu một số kỹ năng khác những kỹ năng về giao tiếp là phải có. Để có thể làm việc với các nhân viên bộ phận hay các đối tác, khách hàng đòi hỏi cần có kỹ năng giao tiếp. Lúc đó mọi việc sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn đối với Production Manager
Biết kiểm soát
Trong quá trình điều hành và quản lý sản xuất chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn và trắc trở. Đối diện với những tình huống như vậy các nhà Production Manager không được nản lòng. Phải đối diện trực tiếp với những thách thức đó tìm mọi cách để vượt qua được nó. Từ đó mới mang lại thành công và đỉnh vinh quang cho mình. Những Production Manager thường là những con người chăm chỉ làm việc. Họ dành nhiều thời gian cho việc sáng tạo đưa ra được chiến lược dài hạn cho sản phẩm.
Production Manager phải làm những công việc gì?
Công việc của Production manager là gì? Để Việc làm Hà Nội bật mí cho các bạn ở phần dưới đây nhé.
Dẫn dắt các thành viên trong team
Đã là một nhà quản trị có chức vụ cao thì phải quản lý bộ phận nhân viên của mình. Có thể thấy dưới sự điều hành của Production Manager là cả một đội ngũ hùng hậu. Từ bộ phận sản xuất, marketing. R&D, Develop, và còn một số bộ phận khác nữa. Việc của nhà quản trị là có thể kết nối được các bộ phận này làm việc có hiệu quả. Cái kết quả đó sẽ đưa lại những thành công cho công việc sản xuất ra sản phẩm.
Hoạt động về lập chiến lược
Thứ 2 đó là công việc lập chiến lược cho bộ phận sản xuất của mình. Một Production Manager là phải có kỹ năng đưa ra được những cấp chiến lược từ ngắn hạn đến dài hạn. Một kế hoạch được đưa ra là nhằm xây dựng những bước tiến mới cho công ty. Mỗi một kế hoạch tốt sẽ đưa lại những thành công xứng đáng. Ngược lại nếu một kế hoạch thất bại sẽ mang tới những hậu quả nghiêm trọng. Tính nghiêm trọng của kế hoạch sẽ phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. Ví dụ như nếu một kế hoạch thất bại thì những nguồn lực của công ty: con người, chi phí đầu tư, máy móc thiết bị đều bị lãng phí. Vậy nên một Production Manager giỏi cần phải đưa ra được những kế hoạch chiến lược tốt.
Pdoduction Manage làm công việc phân tích cơ hội của thị trường
Thứ 3 là việc nhìn nhận thị trường đưa ra những phân tích của mình. Những thị trường mà sản phẩm đang nhắm đến. Liệu những thị trường đó có khả năng để sản phẩm xâm nhập vào hay không? Hay khi sản phẩm vừa vào thị trường đó sẽ chết. Ở công việc này nhà quản trị phải có những cái nhìn khách quan về thị trường sẽ hướng tới. Bên cạnh đó còn sử dụng kỹ năng phân tích của mình đưa vào những kế hoạch. Xem những kế hoạch nào có tính khả thi để lựa cho hướng đi tiếp theo của sản phẩm.
Production Manager là người chịu trách nhiệm
Thứ 4 là người chịu trách nhiệm cho mọi quyết định của mình về bộ phận sản xuất. Khi đưa ra một quyết định thì Production Manager phải xem xét những vấn đề liên quan. Những vấn đề đó cần được đánh giá kỹ lưỡng rồi mới đưa ra quyết định. Ví dụ như tính khả thi của dự án, tính sinh lời, những rủi ro liên quan,…
Lập kế hoạch Marketing
Thứ 5 đảm bảo các công tác marketing cho sản phẩm như các chiến dịch về truyền thông. Đây là một công việc khá là quan trọng khi các Production Manager phải có chiến lược truyền thông hiệu. Sử dụng được những chiến lược truyền thông tốt giúp cho việc đưa các sản phẩm ra thị trường trở nên hiệu quả. Được khách hàng tiếp cận một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó nó còn cải thiện việc bán các sản phẩm một cách dễ dàng và đạt tính hiệu quả cao hơn.
Điểm khác biệt giữa product manager và project manager
Nghe sơ qua product manager và project manager sẽ có nhiều người hiểu nhầm về hai khái niệm này. Vì chúng có mối liên quan tới nhau nên một số người dễ hiểu sai về 2 thuật ngữ này
Product manager là ám chỉ những nhà quản trị sản phẩm. Họ là những người cung cấp những sản phẩm đến cho một nhóm đối tượng khách hàng. Các product manager phải sử dụng những kiến thức và kinh nghiệm của mình để đưa ra những chiến lược sản phẩm. Kết hợp với việc thúc đầy bán các sản phẩm của công ty. Thông qua các việc thúc đẩy giá bán. Kết hợp sử dụng truyền thông hoặc có thể lựa chọn điểm phân phối phù hợp.
Project manager là một người chuyên soạn thảo bản kế hoạch, quản lý và theo dõi bản kế hoạch đó. Sau khi product manager đưa ra được kế hoạch chiến lược cho sản phẩm. Nhiệm vụ tiếp theo của các Project manager là phải theo dõi quá trình tiến hành kế hoạch đó. Nó có đang đi đúng tiến độ hay không và có sự cố gì trong quá trình đó hay không?
Hy vọng bài viết trên của Tuyển việc làm Hà Nội đã giúp bạn hiểu hơn về công việc “Production Manager là gì?”. Cũng như công viên mà một Production Manager cần làm. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy vào “Tuyển việc làm Hà Nội” để tham khảo vị trí công việc liên quan đến Production Manager và ứng tuyển ngay thôi nào.