Kỹ sư kết cấu xây dựng là gì? – Ngành nghề “hot” khi kinh tế tăng trưởng

Bạn đã từng nghe đến kỹ sư kết cấu. Kỹ sư kết cấu chỉ những người làm công việc thiết kế các sản phẩm của công trình nào đó. Hoặc có thể là thiết kế máy móc, máy bay, tàu vũ trụ,… Kỹ sư kết cấu bao gồm kỹ sư kết cấu xây dựng và kỹ sư kết cấu cơ khí.

Kinh tế Việt Nam phát triển, kéo theo đó là sự phát triển của ngành xây dựng. Mà kỹ sư kết cấu lại là một nghề quan trọng trong ngành xây dựng. Do đó, cơ hội việc làm của kỹ sư kết cấu rất cao. Ở bài này, hanoijob.vn tập trung phân tích kỹ sư kết cấu xây dựng là gì, một ngành nghề khá “hot”. Bắt đầu nào.

Kỹ sư kết cấu xây dựng là gì?

Bạn có biết kỹ sư kết cấu xây dựng là gì

Bạn có biết kỹ sư kết cấu xây dựng là gì

Kỹ sư kết cấu xây dựng là người làm công việc thiết kế cho các công trình như căn hộ, tòa nhà, cầu đường, công trình đô thị,… Từ bản vẽ của kỹ sư thiết kế, các kỹ sư kết cấu sẽ lập nên bản thiết kế thi công chi tiết cho từng bộ phận của công trình, tương ứng với từng gói thầu thi công.

Kỹ sư kết cấu xây dựng phải đảm bảo chất lượng công trình được làm ra tốt nhất. Kết cấu móng, kết cấu dầm, kết cấu của các cột trụ,… là những thứ cần quan tâm khi thiết kế bất kỳ một công trình nào. Phải làm sao cho có sự liên kết giữa các yếu tố xây dựng với nhau để công trình đảm bảo an toàn.

Mô tả công việc của kỹ sư kết cấu xây dựng

  • Phân tích kết cấu của các thành phần cơ bản trong công trình.
  • Tính toán áp lực, sức căng, độ biến dạng mà mỗi thành phần sẽ phải chịu trong quá trình sử dụng của con người hay trước tác động của môi trường (thời tiết, động đất,…).
  • Tính toán độ bền các loại vật liệu khác nhau như gỗ, bê tông, thép,… xem có phù hợp với kết cấu hay không.
  • Phối hợp cùng các kỹ sư thiết kế khác để thống nhất về tính an toàn, tính thẩm mỹ của công trình.
  • Kiểm tra các công trình những công trình nguy cơ sụp đổ. Tư vấn cách cải tạo (loại bỏ, sửa chữa một phần hay xây dựng lại toàn bộ).
  • Cung cấp cho nhà thầu bản thiết kế, các thông số,… của từng công trình xây dựng.
  • Cùng kỹ sư địa chất phân tích các yếu tố về đất, kết quả mẫu đất xem có sụt lún hoặc có đặc điểm khác hay không.
  • Làm việc cùng các nhà thầu xây dựng và kỹ sư giám sát công trình. Bảo đảm công trình mới xây theo đúng thiết kế và yêu cầu của nhà đầu tư.
  • Thiết kế sản phẩm mô phỏng với công nghệ CAD (Computer – aided design technology).
  • Áp dụng kiến thức chuyên môn về lực để đảm bảo an toàn cho công trình.

Yêu cầu để hoạt động trong nghề

Các doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên phải các chuyên môn nhất định về nghề xây dựng. Để trở thành một kỹ sư kết cấu xây dựng, bạn phải tốt nghiệp các chuyên ngành xây dựng. Khi bạn có bằng chuyên môn Đại học trở lên, cơ hội tiến xa trong nghề này của bạn dễ dàng hơn.

Đối với kinh nghiệm làm việc, có nhiều công ty tuyển dụng vị trí thực tập sinh không yêu cầu kinh nghiệm. Đây là cơ hội tốt để bạn tích lũy kinh nghiệm, áp dụng chuyên môn của mình vào các công việc đơn giản. Sau khi có kinh nghiệm thì tiếp nhận công việc phức tạp hơn.

Các kỹ năng giúp bạn thành công trong nghề này

Ngoài việc nắm chắc kiến thức chuyên ngành xây dựng, để trở thành một kỹ sư kết cấu xây dựng thành công, bạn cần có các kỹ năng mềm khác. Kỹ năng mềm là một trong những nhân tố quan trọng, giúp bạn để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nó còn giúp bạn dễ dàng trong khi làm việc cùng với các kỹ sư và kiến trúc sư khác trong đội nhóm.

Tiếng Anh chuyên môn ngành xây dựng

Các công trình luôn hiện diện xung quanh cuộc sống của bạn. Do đó, bạn cần tìm hiểu từ vựng thuộc chủ đề xây dựng. Có vốn kiến thức về tiếng Anh chuyên môn không chỉ là một kỹ năng giúp bạn thành công. Mà có thể là yêu cầu bắt buộc của nhà tuyển dụng cho công việc này.

Với những cá nhân giỏi ngoại ngữ, họ có thể làm việc cho các công ty đa quốc gia. Lương của họ sẽ không tính bằng đơn vị đồng, mà là đô – la. Ngoài ra, tiếng Anh còn giúp họ cập nhật kiến thức và kỹ năng trên thế giới thông qua nghiên cứu nguồn tài liệu nước ngoài.

Kỹ năng về kỹ thuật

Một kỹ sư kết cấu xây dựng không đơn giản chỉ xây dựng các bản vẽ thiết kế. Họ còn phải hiểu bản vẽ, biết đọc bản vẽ. Và biết sử dụng các công nghệ kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình thiết kế. Ví dụ như cách trình chiếu, giải thích các thông số kỹ thuật trong bản vẽ; mô phỏng bản vẽ trên máy tính. Những kỹ năng về kỹ thuật mà một kỹ sư kết cấu cần có bao gồm: Đọc hiểu bản vẽ thiết kế; Thành thạo các phần mềm thiết kế; Bóc tách khối lượng của bản vẽ;…

Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp

Làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng và cần thiết

Làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng và cần thiết

Trong quá trình làm việc, bạn phải tiếp xúc và làm việc với rất nhiều người: các công nhân, các kỹ sư, các kiến trúc sư,… Đây cũng là nguyên nhân vì sao bạn phải có kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng này giúp bạn truyền đạt suy nghĩ, giải thích các thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu dễ hơn. Giúp cho tiến độ công việc nhịp nhàng, không bị gián đoạn.

Các kỹ năng khác

Bạn cần trau dồi thêm kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề. Trong công việc sẽ có các phát sinh ngoài ý muốn. Vì thế các kỹ sư phải biết cách xử lý vấn đề chính xác, ổn thỏa. Ngoài ra, các kỹ sư cần trang bị thêm kỹ năng cẩn thận, tỉ mỉ; kỹ năng giải quyết khủng hoảng; chịu được áp lực,…

Cơ hội việc làm và mức lương của kỹ sư kết cấu hiện nay

Cơ hội việc làm

Cơ hội việc làm của một kỹ sư kết cấu xây dựng

Cơ hội việc làm của một kỹ sư kết cấu xây dựng

Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, tỷ trọng ngành bất động sản (BĐS) của Việt Nam năm 2020 chỉ mới đạt 20,89 tỉ USD, chiếm 7,7% GDP cả nước. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỷ trọng này thường chiếm từ 20 – 25% trong tổng GDP. Do đó, ngành BĐS tại Việt Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển.

Thị trường BĐS Việt Nam thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Với quy mô dân số Việt Nam gần 100 triệu dân, độ tuổi từ 25 – 40 tuổi chiếm tỷ lệ 55%, nhu cầu về nhà ở và sức mua sắm rất lớn. Tốc độ tăng trưởng GDP ổn định 6,5 – 6,8% trong nhiều năm qua. Chính trị ổn định, hạ tầng giao thông dần phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ,… Đây là điều kiện để ngành BĐS Việt Nam phát triển.

Ngành BĐS phát triển, cơ hội việc làm của ngành xây dựng tăng cao. Khi bạn có năng lực, kỹ năng thì có thể được các công ty, doanh nghiệp săn đón.

Mức lương của kỹ sư kết cấu xây dựng

Công việc này đòi hỏi chuyên môn cao, cùng với việc thường xuyên đi công tác và làm việc tại công trình. Vì thế mức lương khá hấp dẫn. Thu nhập có thể dao động từ 18.000.000 đồng cho tới 25.000.000 đồng/tháng. Với kỹ sư kết cấu có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm, mức lương có thể tăng cao hơn. Bên cạnh lương cứng, bạn còn có thể nhận các khoản thưởng dự án.

Tìm việc làm kỹ sư kết cấu xây dựng ở Hà Nội

Khi tham gia công việc này, bạn sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng nếu bạn đam mê, có ý chí quyết tâm thì sẽ gặt được thành quả mong muốn. Hãy truy cập website hanoijob.vn để tìm việc làm kỹ sư kết cấu xây dựng tại Hà Nội. Ngoài cách tìm kiếm việc làm trên website ra, bạn cũng có thể tìm việc làm trên mạng xã hội như Facebook, LinkedIn. Hoặc thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè hay người trong ngành.

Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ về kỹ sư kết cấu xây dựng là gì của việc làm Hà Nội giúp bạn hiểu hơn về công việc này. Hãy trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng cần thiết để có việc làm và cơ hội thăng tiến hơn.