Điểm mạnh điểm yếu trong cv – Cách viết dễ lấy lòng nhà tuyển dụng nhất

Bạn có biết cách để trình bày điểm mạnh điểm yếu trong cv là một trong những điều để lấy lòng nhà tuyển dụng. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu cách ghi điểm mạnh điểm yếu bản thân trong CV sao cho ấn tượng và chinh phục được nhà tuyển dụng ngay từ những câu hỏi đầu tiên.

Như thế nào là điểm mạnh điểm yếu trong CV?

Muốn tiếp cận với nhà tuyển dụng một cách nhanh nhất thì CV là phương tiện nhanh nhất giúp bạn làm được điều đó. Chính vì vậy, bạn cần phải tỉ mỉ chăm chút từng khía cạnh. Mỗi thông tin mà ứng viên phô ra cũng giúp cho nhà tuyển dụng hiểu được giá trị của bản thân bạn. Chắc chắn, điểm mạnh điểm yếu trong CV của các ứng viên là một phần không thể bỏ qua

Để có thể nắm trọn điểm của nhà tuyển dụng thì cần có sự khéo léo trong việc sắp xếp thông tin. Để những ưu điểm sẽ làm lu mờ đi những khuyết điểm của mình. Điều này, giúp nhà tuyển dụng cảm thấy được sự thành thật trong chính con người bạn

điểm mạnh điểm yếu trong cv
Cách ghi điểm mạnh điểm yếu trong CV

Điểm mạnh trong CV của bản thân gồm những loại nào?

Thật là bất ngờ khi nhiều cá nhân nói về điểm mạnh của mình trong cuộc gặp với nhà tuyển dụng. Đó là điều thách thức để giúp hài hòa giữa sự cần thiết và sự khiêm tốn của mỗi người. Tuy nếu bạn cân bằng được điều đó thì bạn sẽ ghi điểm rất lớn với người phỏng vấn. Và tuỳ theo lợi thế của mỗi cá nhân mà điểm mạng được chia làm 3 loại sau đây:

Kiến thức chuyên môn là điểm mạnh trong CV

Bạn hãy để cho người phỏng vấn thấy được sự đặc biệt của bạn thông qua các kiến thức mà bạn có được. Điều này sẽ giúp mang lại hiệu suất cao nhất trong công việc. Đây được coi là điểm mạnh quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ làm việc của bạn. Và bạn nhất định không thể bỏ qua trong cv thân yêu của bạn. Kỹ năng này có mối liên hệ trực tiếp tới giá trị của mỗi cá nhân trong mắt người tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng sẽ theo đó mà bố trí vị trí phù hợp với đúng kiến thức chuyên môn của bạn.

Khả năng linh động trong công việc

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, khả năng linh động của các ứng viên cũng được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Trong đó những kỹ năng cơ bản như:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Khả năng lên kế hoạch và viết báo cáo
  • Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề

Tất cả các kỹ năng trên là những điểm mạnh cần phải được phô ra trong CV để cho CV của bạn thêm phần cuốn hút.

điểm mạnh và điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn
Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn

Những tài lẻ và tính cách của ứng viên

Mỗi doanh nghiệp đều có một nét đẹp văn hóa riêng. Tuy nhiên, mỗi tổ chức nào cũng cần có sự liên kết giữa các phòng ban với nhau để tạo ra một sức mạnh tập thể. Chính vì vậy, mỗi cá nhân trong tổ chức cần có những tính cách như khéo léo, hòa đồng, linh hoạt,… Để các sếp có thể biết được bạn là một cá nhân có tính cách phù hợp môi trường làm việc năng động của công ty.

Nhận xét nhược điểm trong CV xin việc

Phần mà bạn đang thấy hoang mang nhất chính là phần điểm yếu này vì chưa biết cách đưa vào như thế nào cho hợp lý. Không ai có thể hoàn hảo hoàn toàn và không có điểm yếu nào. Nhưng đây cũng là những thông tin nếu bạn biết trình bày một cách khôn khéo. Điều đó sẽ giúp bạn lấy được lòng trước người phỏng vấn. Một số nhà tuyển dụng – Họ thường hay quan tâm đến điểm yếu này. Bởi qua đây, họ sẽ nắm bắt được con người các thí sinh có sự trung thực hay bản lĩnh để vượt qua khó khăn đó hay không?

Trong phần điểm yếu, các cá nhân nên chọn ra các điểm yếu mà bạn mắc phải liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển và đưa ra các giải pháp khắc phục các điểm yếu đó. Bạn cần tránh các việc chỉ nhắm đến phẩm chất, cá nhân mà hãy tập trung nhấn mạnh đến tính chuyên nghiệp của một tổ chức,…

điểm yếu trong cv xin việc
Điểm mạnh điểm yếu trong cv xin việc

Có hay không nên đưa điểm mạnh và điểm yếu trong CV?

Đây là câu hỏi khá là thú vị rất được nhiều ứng viên quan tâm. Bởi vì họ không biết lựa chọn như thế nào cho hợp lý. Tuy nhiên, việc ghi điểm mạnh và điểm yếu trong CV không nhất thiết bắt buộc. Nhưng ghi thêm phần đó bản CV của bạn sẽ cụ thể hơn. Một CV càng chi tiết về thông tin và nội dung hữu ích chắc chắn sẽ càng được thu hút hơn nữa.

Điều đầu tiên của ưu điểm trong việc này là gây được ấn tượng với đối phương. Tiếp theo, nhà tuyển dụng sẽ có thể xem xét  một cách khái quát nhất về bạn. Tuy có khuyết điểm nhưng họ vẫn sẽ trân trọng sự thành tâm của mỗi cá nhân. Chắc chắn bạn sẽ được coi trọng về tính cẩn thận của bản thân.

Tuy nhiên, điều hạn chế ở đây chính là bạn mất một phần diện tích không nhỏ của CV. Một CV xin việc đẹp nên có gói gọn trong 1 tờ giấy A4. Nếu có thêm nội dung chắc chắn những thông tin khác sẽ bị tinh giảm lại. Hoặc nội dung sẽ kéo dài qua trang thứ 2. Điều này sẽ tạo ra bất lợi cho ứng viên đó.

Vì vậy, tùy vào sở thích và mong muốn của bạn mà bạn nên quyết định là đưa hay không đưa phần điểm mạnh điểm yếu vào trong CV hay không nha.

      >>>Xem thêm: Giới thiệu bản thân trong CV cho người có kinh nghiệm

Khéo léo trong cách viết điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV

Viết CV là cách bạn đang PR cho chính bản thân mình. Cho nên bạn không nên đề cập quá nhiều điểm yếu một cách quá thành thật. Không thể phủ định rằng thành thật là tốt. Tuy nhiên không ai đi thuyết phục người khác bằng những khuyết điểm của mình cả. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên quá phô trương điểm mạnh của mình. Vì như vậy sẽ dễ dẫn đến việc bạn quá tự kiêu.

    >>>Bạn đang xem bài viết của Tuyển dụng Hà Nội

Nên nhắc đến các kỹ năng

Những kỹ năng có CV là phần mà các  bạn không nên bỏ qua, nhờ đó HR hiểu được bạn có khả năng trong các công việc nào? Các kỹ năng không bỏ qua trong CV là:

  • Kỹ năng mềm: Bên cạnh kỹ năng chuyên môn thì kỹ năng mềm là một điều không thể thiếu của mỗi người. Những kỹ năng này giúp cho mỗi cá nhân có thể ứng xử một cách tốt nhất
  • Kỹ năng công nghệ thông tin: Hiện nay kĩ năng công nghệ thông tin là một trong các điều kiện cần thiết đối với mọi nghề nghiệp. Mỗi ứng viên đều được yêu cầu kỹ năng này trong các cuộc phỏng vấn.
  • Khả năng lãnh đạo: Kĩ năng này thường được đề cập khi bạn đảm nhận vị trí quản lý, lãnh đạo. Tuy nhiên, với mỗi cá nhân thì đây cũng là kỉ năng cần thiết.
  • Các kỹ năng đặc biệt khác:Là những kỹ năng thuộc về năng khiếu của bạn. Đây sẽ khiến bạn được chú ý tới nhiều hơn.
điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn
Điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn

Lưu ý khi trình bày điểm mạnh và điểm yếu trong CV

  • Tập trung viết những ưu điểm có liên quan đến công việc, tránh dài dòng lang man
  • Đưa ra những khuyết điểm không ảnh hưởng đến công việc
  • Thật thà, tránh nói dối và trung thực khi trình bày

Các bật mí khi viết điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV

Về điểm mạnh

  • Tốc độ hoàn thành công việc
  • Sự thân thiện và thái độ tôn trọng mọi người xung quanh
  • Sự nhẫn nại
  • Tinh thần sáng tạo và tính kỷ luật cao
  • Tinh thần hăng hái, đam mê và nhiệt tình trong công việc
  • Có kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ tốt
nhược điểm bản thân trong cv
Nhược điểm bản thân trong cv

Về điểm yếu

  • Hạn chế trong các mối quan hệ bạn bè
  • Khả năng đứng trước đám đông còn hạn chế
  • Khả năng tiếng Anh còn hạn chế và sẽ cố gắng rèn luyện thêm

Trên đây là toàn bộ thông tin bổ ích về điểm mạnh điểm yếu trong CV – cách viết dễ lấy lòng nhà tuyển dụng nhất mà bạn không thể bỏ qua. Những nội dung trên của Việc làm Hà Nội sẽ giúp bạn gỡ rối những bâng khuâng mà bạn đang lo lắng. Chúc bạn có được một cv đẹp và kiếm được công việc mơ ước!