Môi trường làm việc là gì? Những dấu hiệu của môi trường làm việc tốt

Chắc chắn ai đi làm cũng muốn bản thân được làm việc trong một doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại. Không gian thoáng mát, view đẹp, cùng với đó là đồng nghiệp vui vẻ, hòa đồng. Đó là những yếu tố tạo nên môi trường làm việc trong doanh nghiệp. Nó là thước đo hàng đầu để đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp, sự hài lòng của nhân viên. Vậy môi trường làm việc là gì?. Tiêu chí nào để đánh giá một doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt?. Cùng HaNoiJob.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Môi trường làm việc là gì?

Nếu xét về khía cạnh sinh học. Môi trường là tất cả những yếu tố tác động đến sự phát triển của sinh vật. Như nước, không khí, thức ăn, thời tiết,… Một môi trường không tốt sẽ kìm hãm sự phát triển của sinh vật, hoặc khiến cho sinh vật rời bỏ môi trường cũ để tìm một nơi có môi trường tốt hơn. Trong doanh nghiệp cũng tương tự như vậy. Môi trường làm việc là gồm những yếu tố tác động đến những người lao động. Những yếu tố hữu hình như trang thiết bị, cơ sở vật chất, quang cảnh, đồng nghiệp, sếp,… Những yếu tố vô hình như lương thưởng, sự cạnh tranh, thăng tiến, mối quan hệ giữa nhân viên với sếp, hoặc giữa các đồng nghiệp với nhau.

Môi trường làm việc tốt
Môi trường làm việc lý tưởng là mối quan tâm lớn nhất với mỗi người lao động

Môi trường làm việc như thế nào được xem là tốt?

Mỗi một người lao động đi làm luôn có một mức kỳ vọng về môi trường làm việc của mình. Có những người có mức kỳ vọng cao là phải có máy tính để bàn cấu hình cao, không gian làm việc rộng rãi, có hồ bơi, phòng gym,… Cũng có những người có mức kỳ vọng thấp, chẳng hạn như chỉ cần wifi ổn định, sếp hòa đồng với nhân viên là đủ.

Do đó, một môi trường làm việc tốt là một môi trường đáp ứng được tối thiểu mức kỳ vọng của nhân viên. Có thể nhân viên này cho rằng môi trường làm việc ở đây tốt. Vì đã đáp ứng được kỳ vọng của họ. Những nhân viên khác lại cho rằng môi trường ở đây chưa tốt. Do mức kỳ vọng của họ cao hơn. Vì thế khả năng họ rời bỏ công ty là cực lớn.

Có phải công ty có quy mô càng lớn thì môi trường làm việc càng tốt?

Thực tế thì không hẳn là như vậy. Không phải tất cả công ty lớn đều có môi trường làm việc tốt. Lợi thế của một công ty có quy mô lớn là nguồn lực tài chính dồi dào. Có thể đầu tư vào trang thiết bị vật chất để nhân viên làm việc thoải mái nhất. Bên cạnh đó, các nhà quản trị cấp trung trở lên còn phải lên kế hoạch thúc đẩy động lực làm việc cho các nhân viên. Chẳng hạn như tiền lương thưởng, tổ chức vui chơi, thi đua nội bộ,…

Nhưng, liệu có phải tất cả công ty lớn đều làm được như vậy. Chắc chắn là không!. Có khá nhiều người ao ước được làm việc trong một công ty có quy mô lớn, chi nhánh ở nhiều khu vực, lợi nhuận mỗi tháng vài tỷ đồng. Nhưng khi làm việc được 1 tuần thì mới than trời là quá áp lực. Bị các anh chị đồng nghiệp bắt ép, nội quy khắt khe. Không giống như kỳ vọng rồi xin nghỉ việc. Do đó, một công ty lớn nếu tỷ lệ rời bỏ của nhân viên cao thì chắc chắn công ty đó có môi trường làm việc không tốt. Tỷ lệ rời bỏ được tính bằng tỷ lệ giữa tổng số nhân viên xin nghỉ việc + bị sa thải với tổng số nhân viên mới trong một khoảng thời gian nhất định.

Những tiêu chí để đánh giá một doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt

Có nhiều tiêu chí để đánh giá một doanh nghiệp có môi trường làm việc hay không. Đây là một yếu tố quan trọng để quyết định xem bạn có nên vào công ty đó để làm việc hay không. Cách tốt nhất là bạn hỏi những người đã và đang làm việc tại công ty mà bạn sắp ứng tuyển. Hoặc có thể tham khảo những tiêu chí đánh giá sau đây.

Không gian làm việc

Đây là yếu tố đập vào mắt chúng ta đầu tiên. Chắc chắn đây là yếu tố để lại ấn tượng ban đầu khi bạn bước chân vào công ty. Phần lớn nhân viên mới sẽ có cảm tình với công ty ngay từ khi còn ở vòng phỏng vấn nếu không gian làm việc làm cho họ hài lòng. Chắc chắn không một ai muốn làm việc ở một nơi chật hẹp hoặc quá ồn ào. Bàn ghế cũng phải được thiết kế sao cho giống như làm việc nhóm. Phá bỏ ngăn cách giữa các nhân viên với nhau. Mỗi không gian làm việc cá nhân được phép bày biện những vật dụng tùy thích. Đáp ứng được sự sáng tạo và thoải mái cho nhân viên. Đối với họ, làm việc tại công ty thoải mái như ở nhà sẽ khiến họ có hứng đi làm hơn.

Môi trường làm việc hoàn hảo
Một môi trường làm việc tốt luôn có một không gian làm việc tiện nghi

Ngoài ra, không gian được trang trí đơn giản, kích thích sự sáng tạo cũng là một điểm cộng. Xu hướng của các văn phòng hiện nay là trang trí theo kiểu hiện đại. Đi kèm với các cây cảnh tạo nên một không gian xanh mát và dễ chịu. Kích thích sự tập trung và sáng tạo mang lại hiệu quả cao trong công việc. Những công ty chuyên về mảng thiết kế, lập trình hay kinh doanh là những doanh nghiệp đi đầu về không gian làm việc. Họ muốn các nhân viên của mình phải thoải mái nhất, tránh bị stress do áp lực công việc đè nặng.

Đồng nghiệp thân thiện

Yếu tố tiếp theo chúng ta có thể dễ cảm nhận được trong môi trường làm việc lý tưởng là từ chính các đồng nghiệp. Đây chính là những người mà bạn sẽ làm việc cùng nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong khoảng thời gian sắp tới. Việc các mối quan hệ giữa mọi người không hòa thuận, mất đoàn kết. Hay xảy ra cãi vả, ganh đua không lành mạnh khiến toàn thể nhân viên làm việc không thấy thoải mái. Theo khảo sát, yếu tố từ đồng nghiệp là một trong những lý do khiến tỷ lệ rời bỏ công ty cao.

Chế độ lương thưởng và thăng tiến

Đây được xem là tiêu chí hàng đầu để người lao động quyết định vào làm trong tổ chức hay không. Trong các buổi phỏng vấn, phần deal lương luôn là phần được ứng viên quan tâm nhất. Họ muốn có được một phần thưởng xứng đáng với những gì họ bỏ ra. Do đó, lương thưởng là tiêu chí quan trọng nhất của môi trường làm việc. Người lao động hài lòng về mức lương sẽ có năng suất làm việc cao hơn. Tỉ lệ gắn bó với tổ chức cũng sẽ dài hơn.

Thăng tiến trong công việc là yếu tố được quan tâm nhiều thứ 2 sau mức lương. Không ai muốn dậm chân tại chỗ trong nhiều năm. Họ luôn muốn phát triển bản thân, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của mình. Thông qua những thăng tiến trong cấp bậc. Đó là một trong những mục tiêu và động lực thúc đẩy họ cố gắng hơn. Một môi trường làm việc có chế độ thăng tiến khắt khe, dài dòng khiến cho đa số nhân viên cảm thấy trì trệ, mất mục tiêu phấn đấu trong công việc.

Cơ sở vật chất hiện đại

Thời đại số văn minh khiến các công ty đầu tư mạnh mẽ vào các trang thiết bị hiện đại. Những thiết bị hỗ trợ công nghệ cao có khả năng giải quyết công việc nhanh hơn, chính xác hơn. Đó là lý do hầu như hiện nay các doanh nghiệp lớn nhỏ đều có máy in, máy fax, máy chiếu, điều hòa, mạng internet, ti vi,… Để phục vụ cho công việc. Không chỉ vậy, nhiều công ty chịu đầu tư còn trang bị luôn cho nhân viên của mình dàn máy tính mạnh mẽ, hiện đại. Máy pha cà phê tự động, ghế mát-xa,… Để cho cán bộ nhân viên có thể tận hưởng không gian làm việc năng động và hiện đại.

Nhân viên có tiếng nói

Môi trường làm việc trong mơ là nơi mọi ý kiến đều được tôn trọng. Nhân viên giỏi không phải là người thụ động, chỉ làm tốt trong phạm vi công việc của mình. Mà còn phải là người biết đề xuất và góp ý để phát triển. Và một môi trường làm việc hiệu quả sẽ cho phép điều đó phát huy. Nhân viên và sếp trong một môi trường làm việc lý tưởng sẽ luôn có sự trao đổi qua lại với nhau. Và mọi ý kiến đều được tiếp thu, xem xét. Nhân viên đưa ra những đề xuất của mình. Ban lãnh đạo sẽ xem xét từng ý kiến và chọn ra cái phù hợp nhất. Một doanh nghiệp có sự trao đổi hiệu quả với nhân viên sẽ luôn phát triển hơn so với một công ty chỉ có ban lãnh đạo tự thân vận động.

Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên

Đã bao giờ bạn đã nghe người khác nói xấu sếp của họ chưa?. Nếu bạn đã từng nghe thì chuyện này không hề ít gặp đâu. Mỗi một người lao động đi làm đều muốn có một người lãnh đạo tuyệt vời. Tâm lý và biết thấu hiểu nỗi lòng của nhân viên. Họ không chỉ là nguồn truyền cảm hứng làm việc tới các nhân viên. Mà còn là tấm gương để mỗi người cấp dưới noi theo và hướng đến. Ai cũng muốn thành công như sếp của mình phải không nào?.

Môi trường làm việc
Sếp và nhân viên hòa thuận với nhau là một tiêu chí quan trọng để có một môi trường làm việc tốt

Nhưng cũng có nhiều công ty có môi trường làm việc không tốt. Cụ thể là mối quan hệ giữa nhân viên và sếp không hòa thuận. Họ ghét sếp vì không phục, không nể cách lãnh đạo của sếp. Các rạn nứt ngày một lớn hơn sẽ dễ khiến nhân viên rời bỏ công ty hơn. Do đó, môi trường làm việc thân thiện không chỉ đến từ mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau. Mà còn là giữa nhân viên và sếp.

Cách tìm một công ty có môi trường làm việc tốt

Ai cũng muốn mình được làm việc trong môi trường lý tưởng. Cơ hội thăng tiến rõ ràng, lương thưởng xứng đáng, đồng nghiệp và sếp thân thiện, không gian thoải mái. Thực ra thì ở Việt Nam có khá nhiều doanh nghiệp đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí trên. Vấn đề là người lao động tìm như thế nào để cho ra được một công ty như vậy.

Cách tốt nhất là hỏi ý kiến những người đã và đang làm việc tại đó. Xem họ có hài lòng không, lý do họ nghỉ việc,… Không có gì chuẩn hơn là hỏi người trong cuộc. Nhưng nếu không thể hỏi được thì làm thế nào?. Bạn hãy dành chút thời gian trong buổi phỏng vấn xin việc để quan sát xem không khí làm việc tại đó như thế nào. Điều bạn dễ thấy nhất là cơ sở vật chất, nếu cảm thấy hài lòng thì việc bạn quan tâm tiếp theo là vấn đề lương thưởng. Hãy deal một mức lương để bạn hài lòng nhất và tìm hiểu chính sách thăng tiến.

Nếu hài lòng về vấn đề này thì việc cuối cùng là bắt chuyện với bất kỳ người nào đó trong công ty. Một nhân viên lễ tân chẳng hạn. Hãy hỏi họ xem mối quan hệ giữa các nhân viên trong công ty như thế nào thì bạn sẽ có câu trả lời ngay thôi. Chúc bạn thành công.