Mẹo giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn đảm bảo ghi điểm

Giới thiệu bản thân có lẽ là “màn dạo đầu” cho tất cả các cuộc gặp gỡ. Buổi phỏng vấn cũng vậy, câu nói “hãy giới thiệu bản thân của bạn”, câu nói đi vào “huyền thoại”. Nhưng đó là yêu cầu đầu tiên của nhà tuyển dụng muốn gửi đến bạn. Thoạt nghe qua, tưởng chừng như không vấn đề gì. Tâm trí bạn hiện ra vô vàn câu trả lời, thế nhưng câu nào cần cân nhắc, câu nào nên trả lời. Người xưa thường bảo: “đầu xuôi thì đuôi lọt”, để có màn mở đầu thật ấn tượng và đầy thu hút thì nên nói gì. Nhằm ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng. Vậy hãy để HaNoiJob.vn gửi đến bạn vài mẹo giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ nhất nhé!

Cần chuẩn bị những gì trước khi giới thiệu bản thân

Trước buổi phỏng vấn, tâm lý của các bạn thường sẽ thế nào? Hồi hộp hay tâm thế tự tin sẵn sàng cho buổi phỏng vấn. Vậy bạn thường sẽ chuẩn bị những gì giới thiệu về bản thân.

Trước khi bạn đang ứng tuyển vào những vị trí nào của công ty. Thì hãy xác định những kỹ năng cần thiết của công việc đó và tích hợp vào trong phần giới thiệu. Hãy chứng tỏ rằng bạn là có kỹ năng phù hợp với công việc đó. Bởi nhà tuyển dụng rất chú trọng đến các kỹ năng mà bạn trang bị được. Họ cần những người tài năng, giúp ích cho việc phát triển của công ty.

Bạn hãy thử suy nghĩ rằng, nhà tuyển dụng sẽ thích nghe gì từ bạn? Hãy lược bỏ những yếu tố không cần thiết và trả lời những gì trọng tâm nhất vào trong phần giới thiệu.

Cần chuẩn bị những gì trước khi giới thiệu bản thân
Cần chuẩn bị những gì trước khi giới thiệu bản thân?

Thử đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng, xem xét những câu hỏi gì có thể hỏi và thử trả lời chúng. Trả lời câu hỏi tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi để làm việc? Kinh nghiệm và kỹ năng chứng tỏ bạn đủ điều kiện làm việc ở công ty này? Hãy vận dụng và đưa ra câu trả lời xuất sắc nhất kết hợp vào trong phần giới thiệu.

Viết và chỉnh sửa. Hãy viết ra những gì bạn định nói trong buổi phỏng vấn một cách chi tiết nhất. Bên cạnh đó, hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng chỉ muốn có một cái nhìn tổng quan nhất về bạn. Tránh quá phô trương và dài dòng. Kẻo lại nhận về điểm trừ đấy! Hãy tập luyện những gì đã viết ra một cách thành thạo nhưng phải thật tự nhiên nhất. Tránh giới thiệu bản thân như trả bài cho giáo viên.

Nên giới thiệu bản thân như thế nào khi đi phỏng vấn?

Hãy trả lời một cách ngắn gọn, súc tích

Ngắn gọn, súc tích nhưng diễn đạt đầy đủ ý mà nhà tuyển dụng cần nghe. Các bạn nên đi vào trọng tâm, đừng quá lông bông cũng không quá cụt lủn trong câu trả lời. Cố gắng trong 60s-90s, tự giới thiệu về bản thân thật “oách” nhất nhé. Đặc biệt, ngữ điệu trình bày cũng chiếm cảm tình nhà tuyển dụng không kém đấy. Đừng như một cái máy nói vô cảm, truyền đạt không cảm xúc. Khiến họ nghĩ rằng bạn không háo hức với công việc này.

Chú trọng hơn là các ý tránh trùng lặp nhau. Tập trung cân bằng hài hòa giữa nội dung và thời lượng chia sẻ. Tuyệt đối đừng quên ý khi trả lời, nếu có quên hãy linh hoạt chuyển hướng. Điều đó vô tình tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng về khả năng tư duy và logic nhá.

Hãy nói về một vài điểm nổi trội của bản thân

Một cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn nhằm tăng tính thuyết phục với nhà tuyển dụng. Là nêu bật ưu điểm của bản thân chính là một ưu thế giữa “rừng” ứng viên. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, cũng chưa có kinh nghiệm thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy minh chứng sự năng động, nhiệt tình của mình. Còn là một người có chí tiến thủ trong công việc, hết mình vì sự phát triển của công ty. Nêu bật ưu điểm nhưng phải liên quan đến vị trí ứng tuyển thì mới ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Đừng nhắc lại những gì đã có trong CV

Bạn đừng nên đề cập lại những gì đã có trong CV. Bởi nhà tuyển dụng đã nghiên cứu CV của bạn trước khi phỏng vấn. Chính vì lý do đó, họ không muốn bạn “sao y bản chính” để trình bày với họ. Thứ mà họ quan tâm là sự tổng quan hóa về con người bạn một cách rành mạch. Chứ không hẳn là những gạch đầu dòng có trong bản CV.

Hãy đưa ra những luận cứ thay vì chỉ nêu luận điểm, tạo thu hút với nhà phỏng vấn. Là bước ngoặt thúc đẩy họ muốn được tìm hiểu nhiều hơn về bạn.

Tính trung thực trong buổi phỏng vấn

Từ bỏ ý định lừa nhà tuyển dụng đi nhé. Nếu bạn cố PR bản thân, nhà tuyển dụng sẽ thấy hứng thú với những gì bạn nói. Và điều tất nhiên sau đó, họ sẽ “xoáy” vào những điểm nổi bật bạn vừa đề cập. Nếu cố ý lừa dối, họ dễ dàng nhận ra sự lúng túng từ bạn. Họ hoàn toàn có thể tham chiếu và kiểm tra lại thông tin của bạn bất cứ lúc nào. Nếu vô tình bị phát hiện nói dối, một điều chắc chắn rằng, bạn đã vụt mất cơ hội.

Năng lực và thái độ là hai tiêu chí chính nhà tuyển dụng lựa chọn để đánh giá. Nếu năng lực bạn chưa được chứng minh thì hãy cho họ thấy thái độ chủ động và tích cực trong công việc. Một bí quyết tạo ấn tượng cần nên ghi nhớ.

Tính trung thực trong buổi phỏng vấn
“Dẹp” ngay ý định lừa dối nhà tuyển dụng kẻo hối hận nhé!

Trả lời một cách khiêm tốn

Bạn nên nhớ rằng, không một ai có thiện cảm với người khoe mẽ, khoa trương. Vậy làm thế nào để vừa tạo dấu ấn với nhà tuyển dụng lại vừa khiêm tốn. Có thể bạn là một ứng viên “đáng gờm”, nhưng xung quanh bạn có nhiều “siêu nhân” gấp bội bạn. Đừng cố phóng đại thành tích của mình, vô tình lại làm giảm giá trị của bản thân. Khiêm tốn không chỉ là một đức tính tốt cần có ở mỗi người. Mà nó còn chính là nghệ thuật sống, là nền tảng cốt lõi của sự thành công trong công việc. Giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn với một giọng điệu trung tính, không phấn khích, cao giọng.

Nhà tuyển dụng muốn nghe gì từ phía bạn

Tất nhiên trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ có vài nhu cầu cần được ứng viên đáp ứng. Và cụ thể là:

Bạn có đủ khả năng để đảm nhận vị trí đó

Cuộc phỏng vấn chính là cơ hội giúp bạn thể hiện tài năng, kinh nghiệm và mục tiêu nghề nghiệp. chỉ với khoảng thời gian có hạn, đây không phải là lúc bạn bắt đầu câu chuyện nghề nghiệp. Mà bạn phải chứng minh mình đủ khả năng và kinh nghiệm để đảm nhận vị trí đó. Nhà tuyển dụng chú tâm tới một bức tranh hoàn thiện về những gì bạn có thể làm trong tương lai. Hơn là những điều bạn đã thể hiện trong công việc đó như thế nào trong quá khứ.

Bạn thật sự háo hức với vị trí công việc này

Nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy ở bạn một tâm thế hào hứng với công ty. Và nếu có được lời mời thì bạn sẽ đồng ý với công việc. Phải thể hiện được rằng bạn hiểu biết về tình hình phát triển lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Mục tiêu của công ty, thậm chí là nhân viên ở đó. họ muốn biết được bạn nghĩ gì để mang lại lợi ích cho vị trí đó. Mặt khác, ngôn ngữ hình thể cũng là yếu tố quyết định bạn có để lại dấu ấn hay không. Họ có thể nhận thấy được sự hào hứng của bạn với công việc qua ngôn ngữ hình thể.

Bạn phù hợp với công ty

Buổi phỏng vấn chính là buổi quyết định xem xét bạn có là nhân tố phù hợp với doanh nghiệp không. Liệu bạn có phải là “mảnh ghép còn thiếu” để hoàn thành sứ mệnh của công ty hay không. Phù hợp với công ty, không đồng nghĩa với việc bạn là bản sao của nhân viên ở đó. Mà là mảnh ghép bù đắp vào nhằm hoàn thiện hơn. “Show” những kỹ năng, quan điểm hay ý tưởng của mình ra, để họ thấy bạn là người phù hợp. Yếu tố tiếp theo là sự chân thực trong lời nói là điểm sáng trong mắt nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Việc làm quản trị kinh doanh tại Hà Nội mới nhất!

Những điều không nên khi giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn

Không biết nói gì trong buổi phỏng vấn

Điều tối kỵ nhất trong phỏng vấn chính là để thời gian chết. Nếu bạn là một trong những ứng viên lần đầu tham gia phỏng vấn hoặc ít có kinh nghiệm đi phỏng vấn. Cảm giác bối rối vì khi giới thiệu tên tuổi sẽ không biết tiếp đến nên nói gì. Đừng để lỗi này xảy ra, kẻo lại mất điểm với nhà tuyển dụng. Như đã đề cập ở trên, bạn nên chuẩn bị trước những thông tin về bản thân. Để đến khi giới thiệu bản thân được trơn tru hơn, tránh tình trạng không biết nói gì với họ. Hãy tận dụng thời gian thể hiện bạn chính là “điều kiện cần” nhằm hoàn thiện bài toán để công ty tìm ra đáp án.

Quá văn mẫu khi giới thiệu

Giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn – lưu ý là đừng quá khuôn khổ trong lời giới thiệu. Đơn giản là nó khá tẻ nhạt và chả có ai hứng thú với lối học thuộc trả bài này. Dù bạn có diễn đạt tốt, ngữ điệu ổn áp. Đừng lạm dụng quá nhiều văn mẫu có sẵn trên mạng mà hãy biến tấu theo cách của bạn. Thoát khỏi “vùng an toàn” và đem dấu ấn cá nhân vào trong phần giới thiệu. Nếu bạn không tìm được điều mới mẻ để nói, thì hãy giọng nói phát huy nhịp điệu, truyền cảm. Tránh trường hợp “đều như vắt tranh”, cấu trúc câu thay đổi liên tục, lặp lại cấu trúc nhiều lần. Thật sự rất nhàm chán cho người nghe và không nhận được sự chú ý từ họ.

Quá phô trương trong lời giới

Tự tin là điều kiện cần cho một buổi phỏng vấn. Thế nhưng không đồng nghĩa với việc quá đà và phô trương, phóng đại về bản thân. Gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhưng không pahir theo cách khoa trương trong lời nói. Bạn phải để lại dấu ấn khác chứ không phải là dấu ấn của sự phô trương. Điều đó đẩy bạn ra xa hơn và vô tình làm xấu đi hình ảnh mình trong mắt họ. Biết cách xây dựng thương hiệu cá nhân nhưng không biết cách cho người khác thấy được “điểm sáng của thương hiệu”. Thì bạn đã chuyển đi cơ hội của mình sang cho người khác.

Phong thái cần có khi giới thiệu bản thân

Thái độ

Thái độ là yếu tố đầu tiên giúp doanh nghiệp đánh giá về con người của bạn. vậy nên thể hiện thái độ gì là hợp lý? Tự kiêu hay cứng nhắc, căng thẳng lại càng không. Cũng không hẳn phải nhún nhường hay khép mình. Sẽ ra sao nếu phần nội dung giới thiệu không khớp với cách bạn thể hiện. Do đó, hãy giữ một phong thái bình thường và thân thiện nhất.

Sự tự tin là điều kiện cần và đủ để có một buổi phỏng vấn thành công. Tự tin để họ thấy rằng bạn đã chuẩn bị tốt mọi thứ và bạn biết mọi thứ bạn cần biết. Sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà nhà phỏng vấn cung cấp. Một tâm thế sẵn sàng để đáp ứng tình hình trong tầm tay sẽ đi một chặng đường dài.

Thái độ chuẩn mực khi giới thiệu bản thân
Cần chú ý thái độ khi giới thiệu bản thân trước nhà tuyển dụng nhé!

Ánh mắt của bạn đối với nhà phỏng vấn

Ngoài thái độ, nhà tuyển dụng cũng chú trọng đến ánh mắt của các ứng viên. Một ánh mắt thần thái, nhanh nhẹn thì bất kỳ NTD nào cũng cần ở một ứng viên. Vậy nên đêm trước ngày đi phỏng vấn hãy ngủ sớm, hạn chế khiến đôi mắt mệt mỏi. Thêm vào đó, cố gắng giữ ánh mắt bao quát toàn thể nhà tuyển dụng. Đừng cố nhìn chăm chăm vào người ngồi giữa hoặc người hỏi. Chú ý hơn là, nhìn bao quát và đảo mắt liên tục là hoàn toàn khác nhau. Hiểu nhầm hai ý này là toang đấy!

Nụ cười của bạn

Không nở nụ cười trong buổi phỏng vấn không trực tiếp dẫn đến việc bạn bị từ chối. Nhưng gián tiếp để lại ấn tượng không tốt. Bạn biết đấy, Nụ cười là sự giao tiếp không lời, hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ. Thể hiện được tính nhân văn và sự thân thiện của con người.

Vậy thời gian để tận dụng tối đa nụ cười là khi nào?

  • Ngay sau khi cuộc phỏng vấn bắt đầu, là thời điểm tạo ấn tượng đầu tiên.
  • Khi nhà tuyển dụng nói và kèm theo nụ cười.
  • Khi đề cập đến sở thích và việc tự PR bản thân.

Mặt khác, khi nào không nên cười?

  • Khi đưa ra câu trả lời nghiêm túc, thì không nên cười.
  • Chủ đề và cách diễn đạt không khớp, khiến NTD không thoải mái.
  • Khi cần chú ý lắng nghe cẩn thận.

Tính cá biệt hóa

Tại sao lại cần tính cá biệt hóa trong giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn? Sẽ thật “thảm” nếu bạn là bản sao của người khác. Nếu tất cả các ứng viên đều dùng một format chung khi tự giới thiệu bản thân. Mà một ngày nhà phỏng vấn gặp đến 30 – 40 ứng viên. Thì thật “đơn điệu” và họ không tìm được sự khác biệt nào từ các bạn. Đó chính là lý do cần sự cá biệt hóa. Nó sẽ là chìa khóa thành công dành cho bạn. Không ai ép bạn không được tham khảo, nhưng hãy biến tấu một chút, cá biệt hóa thành cái của mình. Cái gì mình mạnh thì giữ lại và nêu bật lên, yếu thì mình lượt bỏ bớt.

Dàn ý của một bài giới thiệu bản thân

  • Đừng quên gửi Lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã trao cơ hội này.
  • Thông tin cá nhân, trường đã theo học và các bằng cấp có liên quan.
  • Kinh nghiệm, kỹ năng làm việc. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm để tích hợp vào bài giới thiệu bản thân. thì hãy minh chứng bạn có đủ tố chất phù hợp với vị trí của công ty, sẵn sàng học hỏi.
  • Nêu bật điểm mạnh, sở trường của bản thân.
  • Nêu lí do tại sao bạn lại nộp hồ sơ xin việc vào công ty.
  • Bày tỏ quan điểm muốn được làm việc tại công ty.
  • Cuối cùng là gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã tạo cơ hội được tham gia buổi phỏng vấn.

Kết luận

Nếu bạn có ý định tìm kiếm việc làm tại Hà Nội hay ở các tỉnh thành khác. Đều phải chuẩn bị thật kỹ càng mọi thông tin để có thể ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng. Ắt hẳn qua bài viết này, bạn đã có ít nhiều định hướng bài giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn rồi nhỉ? Tóm lại, để có buổi phỏng vấn thành công, hãy cứ bình tĩnh, tự tin và giành thắng lợi. Các bạn đã chuẩn bị sẵn sàng bước vào phỏng vấn chưa nào? Chúc các bạn đạt nhiều may mắn và thành công ở buổi phỏng vấn sắp tới nhé!