Kỹ năng cứng là gì? Một trong những kỹ năng cần thiết năm 2022
Trong công việc hay trong cuộc sống, kỹ năng là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với con người. Để có thể làm việc một cách hiệu quả, hòa nhập được với cộng đồng hay hoàn thiện bản thân thì không thể thiếu các kỹ năng sống. Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá các ứng viên qua hai trong số các kỹ năng đó là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để lựa chọn những ứng viên phù hợp. Vậy kỹ năng cứng là gì? Hãy cùng HaNoiJob.vn giải đáp những thông tin về kỹ năng này nhé!
Nội Dung Chính
Kỹ năng cứng là gì?
Kỹ năng cứng (KNC), là những kiến thức và kỹ năng chuyên môn được đúc kết trong quá trình thực hành. Tính chất của kỹ năng này thiên về kỹ thuật. Kỹ năng cứng thường được đào tạo bài bản tại các trường học, trường nghề hay các khóa học ngắn hạn. Thông qua các môn học chính khóa và có sự liên kết logic chặt chẽ với nhau.
Tóm lại, kỹ năng cứng mang tính định lượng được. Ví dụ như: kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học văn phòng,… đây là những nội dung cần thiết trong CV. Chính là yếu tố quyết định có ghi điểm được với nhà tuyển dụng hay không? KNC – Tập hợp những kỹ năng và khả năng để có thể hoàn thành nghiệp vụ chuyên môn.
Sự khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Kỹ năng cứng
Đúng như với tên gọi của nó, kỹ năng cứng mang tính cứng nhắc, cố định và ít thay đổi. Là một phần trong bộ kỹ năng, mang tính đặc thù của công việc. Phù hợp với từng vị trí và cấp độ thâm niên. Chỉ những loại kiến thức mà các cá nhân “lượm nhặt” được có tính hệ thống và sách vở. Lượng kiến thức thu thập được từ việc rèn luyện và học tập mà có. Bên cạnh đó, kiến thức cứng còn mang tính phổ cập, nghĩa là bất kì đối tượng nào cũng có thể học và thành thạo kỹ năng đó.
Để có một KNC thật vững vàng, ngoài việc được đào tạo các tư duy logic tại các trường học. Bạn phải mất cả một quá trình, thời gian dài để trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng. Được đánh giá qua trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, bằng cấp, chứng chỉ liên quan hay một bài kiểm tra.Tuy nhiên, mỗi một vị trí trong công ty sẽ yêu cầu các kỹ năng khác nhau. Ví dụ: đối với một nhân viên IT thì cần một chút kỹ xảo về lập trình, tăng trưởng phần mềm hay thiết kế website. Còn đối với một bác sĩ yêu cầu về năng lực y khoa để trị bệnh hay cứu sống bệnh nhân.
Vai trò của KNC cũng không kém phần quan trọng so với kỹ năng mềm. Bởi nó là tiền đề, là công cụ cốt lõi để tạo dựng và duy trì công việc. Tạo ra thu nhập đảm bảo đời sống con người.
Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi kỹ năng cứng là gì và đặc điểm của kỹ năng này rồi nhé!
Kỹ năng mềm
Khái niệm
Kỹ năng mềm (KNM), có thể hiểu là những kỹ năng liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập với xã hội, thái độ và hành vi ứng xử giữa con người với nhau. Dùng để chỉ những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, điển hình như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lãnh đạo, …
Nếu như chỉ số thông minh (IQ) đại diện cho KNC thì chỉ số cảm xúc (EQ) gắn liền với các kỹ năng mềm (KNM). Hay nói cách khác, các KNC thường liên quan đến sự phát triển của bán cầu não trái. Trong khi đó, các KNM lại chịu sự ảnh hưởng của bán cầu não phải.
Đặc điểm
Đối lập với KNC, KNM có tính linh động hơn, có thể tùy biến phụ thuộc vào hoàn cảnh và môi trường. Chỉ những đặc điểm chung, liên quan đến tính cách, thiên về mặt tinh thần mang tính cá nhân. Dùng để tiếp cận và phản ánh với môi trường xung quanh. Không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và kiến thức.
Bất cứ ai cũng cần hoàn thiện kỹ năng này dù vị trí hay mức độ công việc khác nhau. Kỹ năng này được rất nhiều người chọn lựa và sử dụng rộng rãi trong công việc và đời sống. Đặc biệt, đối với các vị trí lãnh đạo, quản lý thì KNM là một yêu cầu không thể thiếu. Vị trí càng cao đòi hỏi bạn phải có một kỹ năng ứng xử, kỹ năng quản lý phải tốt.
KNM không phải là kỹ năng chỉ gắn liền với một công việc cụ thể. Không thể đánh giá thông qua cách xử lý tình huống hay cách giải quyết vấn đề. Thực tế cho thấy rằng, người có KNC tốt chưa chắc đã giỏi KNM. Vận dụng tốt KNM nhằm đảm bảo quá trình thích ứng với công việc. Bên cạnh đó, duy trì tốt các mối quan hệ với mọi người xung quanh. KNM chính là một phần của kỹ năng sống và nắm giữ vai trò rất quan trọng. Nó là phương tiện rút ngắn quá trình tiến gần tới sự chuyên nghiệp trong công việc. Là “bước đệm” của sự thành công trong bất cứ ngành nghề nào.
Thực tế chứng minh rằng, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn. Và 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm mà họ trang bị được.
Điểm danh một vài kỹ năng cứng cần thiết năm 2021
Kỹ năng ngoại ngữ
Ngoại ngữ từ lâu đã trở thành yêu cầu thiết yếu đối với chúng ta. Đặc biệt, trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay thì ngoại ngữ đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Kỹ năng ngoại ngữ là khả năng sử dụng các thứ tiếng nước ngoài mà không phải là tiếng mẹ đẻ của quốc gia, dân tộc. Việc đánh giá về kỹ năng ngoại ngữ cũng phụ thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau tùy vào yêu cầu, mong muốn của mỗi doanh nghiệp. Những ứng viên nào thông thạo ngoại ngữ sẽ có một lợi thế lớn giữa hàng trăm hồ sơ ứng tuyển. Hơn thế nữa, sỡ hữu cho mình kỹ năng ngoại ngữ tốt thì ứng viên được đánh giá là thông minh, lanh lợi và có khả năng thích ứng tốt. Do đó, bạn hãy đầu tư và trau dồi kỹ năng ngoại ngữ để mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
Kỹ năng tin học văn phòng
Cùng với tiến bộ của khoa học kĩ thuật, CNTT đã xuất hiện ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực khác nhau. Đòi hỏi con người thành thạo về kỹ năng tin học phục vụ cho công việc và học tập. Tin học văn phòng là một nhánh nhỏ của công nghệ thông tin. Thường chú trọng đến khả năng xử lý các công việc trong văn phòng như trình chiếu, bảng tính, …
Hầu hết các doanh nghiệp đều yêu cầu nhân viên của mình thành thạo các kỹ năng về tin học nói chung và tin học văn phòng nói riêng. Kỹ năng này giúp người lao động có thể xử lý dữ liệu, khai thác thông tin nhanh và chuẩn xác hơn. Để có thể “tinh thông” hơn các kỹ năng thì bạn cần nắm chắc các thao tác nền tảng trên máy tính. Thêm vào đó là kiến thức chuyên môn về sử dụng bộ phần mềm Microsoft Office Word, Excel, Powerpoint.
Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm
Hiện nay, thế giới đã cho ra đời rất nhiều phần mềm hiện đại mang đến sự tiện ích cho người lao động. Điển hình như ngành kế toán có phần mềm kế toán Misa, Bravo, Fast, Effect. Ngành thiết kế có photoshop, IIlustrator, InDesign; … Bên cạnh đó còn có rất nhiều phần mềm khác đang được update liên tục hỗ trợ tối đa cho công việc mang lại hiệu suất tốt nhất.
Đề có thể “lọt” vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng, bạn nên thuần thục ít nhất một vài phần mềm. Bạn hãy luôn không ngừng tham khảo, trải nghiệm nhiều ứng dụng mới để tránh bị “bỏ lại” ở phía sau.
Kỹ năng vận hành máy móc
Ngành công nghiệp sản xuất bằng máy móc đang trong đà phát triển. Nhu cầu tuyển dụng các nhân viên vận hành máy móc càng gia tăng. Vậy nên bạn phải minh chứng được các kỹ năng cứng của mình. Thông qua sự am hiểu về nguyên lý hoạt động của các loại máy móc, thiết bị trong công ty. Đảm bảo không để xảy ra sơ suất trong quá trình làm việc. Có như vậy mới có thể vận hành một cách hiệu quả, đạt năng suất cao. Một số loại hình máy móc phổ biến như: máy in, máy fax, máy ảnh, hệ thống đèn studio, …
Kỹ năng tính toán
Kỹ năng tính toán có thể được xem là một loại trí thông minh đặc biệt. Liên quan đến việc xử lý vấn đề logic, quan sát sự vật, sự việc một cách khoa học. Nếu bạn có ý định ứng tuyển vào ngành kế toán, kiếm toán hay nhân viên tư vấn tài chính thì kỹ năng tính toán thực sự rất cần thiết. Để có thể đảm nhận các vị trí vừa kể trên, bạn càng phải cải thiện và trau dồi kỹ năng này thường xuyên hơn nhé!
Dưới đây là một số đặc điểm của kỹ năng tính toán:
- Biết phân tích, mổ xẻ các vấn đề lớn ra nhiều phần nhỏ
- Phát triển tư duy logic
- Khả năng tổng quát hóa một quá trình lâu dài
- Nâng cao thao tác trong quá trình làm việc
- Tư duy, tính toán có tổ chức
Điện toán đám mây – Cloud Computing
Điện toán đám mây hay gọi khác là điện toán máy chủ ảo. Cung cấp công nghệ, tài nguyên máy tính kết nối với mạng internet. Với mô hình này, người dùng sẽ được tiếp cận các nguồn tài nguyên từ công nghệ, năng lượng điện toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu đến từ nhà cung cấp.
Hiện tại, nhiều công ty, doanh nghiệp được xây dựng và vận hành trên Cloud Computing. Vì thế, họ luôn cần những nhân sự có kỹ năng giúp họ vận hành kỹ thuật, xây dựng kiến trúc, thiết kế và chuyển tải hệ thống Cloud. Năm 2019, kỹ năng này được đánh giá cao hơn khi chứng chỉ “Google Certified Professional Cloud Architect Certification”. Và được xem là bằng cấp cao nhất của ngành IT.
Kỹ năng lập luận phân tích
Dữ liệu đã trở thành nền móng của mọi doanh nghiệp. Việc vận dụng kỹ năng lập luận phân tích vào thực tiễn theo nhiều cách khác nhau. Nhằm phân tích tình hình kinh tế, đưa ra hướng đi đúng đắn, tạo bước ngoặt mới cho doanh nghiệp. Các tổ chức này muốn chọn lựa những nhân sự tài năng có thể hiểu ý nghĩa của nó và thích khám phá để thúc đẩy các quyết định tốt nhất cho doanh nghiệp.
Thiết kế UX
Thiết kế UX được hiểu là trải nghiệm của người dùng. Là những đánh giá, cảm nhận của người dùng về một sản phẩm, thương hiệu hay một dịch vụ nào đó. UX kết hợp các yếu tố về tâm lý học, thiết kế, nghiên cứu, công nghệ nhằm mang lại cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.
Có vẻ như người tiêu dùng ít kiên nhẫn với các sản phẩm không trực quan. Khoảng chú ý trung bình của họ cũng giảm hàng năm. Vì lí do này nên các tổ chức cần nhiều ứng viên có chuyên môn. Mục đích là để giúp họ tạo dựng nhiều sản phẩm và kinh nghiệm lấy con người làm trung tâm.
Trí tuệ nhân tạo – Artificial intelligence
Thuật ngữ trí tuệ nhân tạo (AI) được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính. Liên quan đến tự động hóa các hành vi thông minh, có thể hoạt động, phản ứng như con người. AI giúp thúc đẩy mạnh hơn khả năng của lực lượng lao động tại mỗi doanh nghiệp. Trang bị thêm kỹ năng khai thác sức mạnh của AI, machine learning cho nhân sự. Chính là cách đưa doanh nghiệp trở nên có giá trị và độc nhất. Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đầy sáng tạo.
Phân tích kinh doanh
Phân tích kinh doanh chỉ quá trình nghiên cứu các hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lợi. Chính là thước đo tổng hợp, phản ánh năng lực sản xuất, trình độ kinh doanh của doanh nghiệp. Là điều kiện quyết định sự thành bại của hầu hết các doanh nghiệp.
Phân tích kinh doanh là một trong số những kỹ năng cứng yêu cầu cần phải có ở mọi chuyên gia. Vì nó đòi hỏi một số mức độ phân tích kinh doanh để đưa ra những quyết định phù hợp.
Bán hàng
Để có thể trở thành một chuyên gia bán hàng giỏi, KNC bạn cần có là kiến thức sản phẩm. Kiến thức sâu rộng quyết định việc bán hàng có đạt hiệu quả hay không. Hơn nữa, nó còn là cơ sở tạo dựng niềm tin với khách hàng. Một trong những yếu tố giúp bạn bán hàng một cách có lợi và thu hút khách hàng tốt hơn là kiến thức về các giải pháp hỗ trợ bán hàng và phần mềm kinh doanh.
Sẽ rất khó khăn nếu bạn tìm một công ty không cần những người bán hàng giỏi. Họ cần những người có thể quản lý được đội ngũ bán hàng một cách hiệu quả, hiểu rõ kênh bán hàng. Ngoài ra, làm việc với đối tác đa chức năng và bán cho các cấp cao của doanh nghiệp.
Xem thêm: Tuyển dụng vị trí giám sát bán hàng tại Hà Nội
Cách trau dồi kỹ năng cứng
Kỹ năng cứng – tầm quan trọng không thể thiếu trong quá trình làm việc. Nó giúp sự nghiệp của bạn ngày càng thăng tiến hơn. Vậy làm thế nào để trau dồi tốt các kỹ năng cứng của bản thân?
Mỗi người sẽ có những cách xây dựng, tích lũy các kỹ năng khác nhau. Để nâng cao kỹ năng cứng bạn cần phải có thời gian. Không phải một sớm một chiều là có thể giỏi được kỹ năng này. Nên hãy từ tốn tiến lên từ những lý thuyết cơ bản nhất, nên được phát triển trong quá trình học tập. Chăm chỉ thực hành và vận dụng những kinh nghiệm vào thực tiễn.
Muốn nắm vững kỹ năng cứng là gì? Bạn cần phải tư duy kiến thức về chuyên môn và kỹ năng. Nên vạch ra cho mình mục tiêu nghề nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường để từ đó có thể chinh phục được những kỹ năng cứng cụ thể. Việc học tại trường và ôn lại kiến thức cũ sẽ giúp bạn trau dồi được kỹ năng làm việc để từ đó đạt được kết quả tốt nhất.
Kết luận
Hiện nay, kỹ năng cứng là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng. Tạo nên một lợi thế lớn giúp bạn ghi điểm đối với các nhà tuyển dụng. Đây chính là kỹ năng cốt lõi tạo nền tảng để xây dựng được sự liên kết logic chặt chẽ. Kỹ năng cứng chiếm khoảng 15 – 25% sự thành công trong cuộc sống của mỗi người.
Hy vọng những chia sẻ từ HaNoiJob.vn, giúp bạn giải đáp thắc mắc về kỹ năng cứng là gì? Sự khác nhau giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm? Qua đó, giúp bạn rèn luyện bản thân tốt hơn, trau dồi nhiều kỹ năng hơn để ngày càng hoàn thiện hơn nhé!