“Kim Chỉ Nam” về nghề Copywriter – Bí kíp nghề nghiệp để trở thành copywriter thứ thiệt!

Copywriter là một trong những nghề “HOT” nhất với giới trẻ trong vài năm trở lại đây. Tuy vậy, vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu rõ copywriter là nghề gì. Cùng theo dõi bài viết sau đây từ hanoijob.vn để hiểu thêm thông tin về ngành nghề cực HOT này. Hy vọng đây sẽ là “kim chỉ nam” gần như đầy đủ giúp bạn trở thành copywriter!

Copywriting là gì? Copywriter là ai?

Với xu hướng bùng nổ marketing online như hiện nay. Copywriting trở thành lĩnh vực được rất nhiều người, nhất là giới trẻ quan tâm.

Copywriting là hoạt động sắp xếp từ ngữ một cách khéo léo trong các văn bản cho mục đích quảng cáo hay tiếp thị một sản phẩm, ý tưởng… Lan truyền các thông điệp để giúp khách hàng nhận thức về thương hiệu. Kích thích nhu cầu tiêu dùng và thuyết phục người nhận (nghe, đọc…) mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ. Hiểu một cách đơn giản, nghề copywriting chính là viết lách. Sản phẩm copywriting có thể là văn bản, hình ảnh hoặc video

Copywriting là hoạt động sắp xếp từ ngữ một cách khéo léo trong các văn bản cho mục đích quảng cáo hay tiếp thị
Copywriting là hoạt động sắp xếp từ ngữ một cách khéo léo trong các văn bản cho mục đích quảng cáo hay tiếp thị

Vậy Copywriter là ai? Nghề copywriter là gì? Copywriter chính là người làm copywriting. Họ là người viết nội dung quảng cáo dựa trên các nền tảng sẵn có, các công cụ tìm kiếm, nguồn tài liệu hoặc hoàn toàn sáng tạo mới theo nhiều concept khác nhau. Nghề copywriter phù hợp cho những bạn trẻ có đam mê viết lách, thích được trải nghiệm trong môi trường việc làm marketing. Vốn rất năng động và đề cao những ý tưởng đột phá, thỏa sức sáng tạo

Công việc của người nhân viên copywriter rất đa dạng. Họ sẽ chịu trách nhiệm sáng tạo nội dung để viết bài SEO, bản tin, khẩu hiệu, thư, tagline, lời hát, kịch bản quảng cáo. Tham gia đóng góp ý tưởng trong quá trình thiết kế ấn phẩm quảng cáo (catalogue, banner, brochure, postcard…), website, dựng phim…

Mô tả công việc của người làm copywriting

Sale Letter Copywriter

Sale Letter Copywriter là loại Copywriter cổ điển và thuần túy nhất. Copywriter dạng này họ sẽ viết thư để chào bán quảng cáo sản phẩm (Sale letter), hoặc viết bài nội dung dài cho Website (Sale Page), thông cáo báo chí. Công việc này yêu cầu phải có kỹ năng viết tốt, đảm bảo việc sắp xếp các câu chữ. Giúp bài viết mạch lạc và có tính thuyết phục cao từ đầu bài cho đến cuối bài.

Creative/ Advertising Copywriter

Creative/ Advertising Copywriter là một dạng ngược lại với Copywriter cổ điển. Công việc của Creative/ Advertising Copywriter chủ yếu là người sáng tạo ra những câu Slogan, Tagline, Concept, Storyboard. Công việc này rất thú vị vì sẽ liên tục thực hiện việc sáng tạo. Với nhiều loại sản phẩm khác nhau, cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Hiện nay ở một số Agency thì vị trí này gọi là Creative.

Mỗi vị trí copywriter sẽ có những mô tả công việc cụ thể phù hợp với chuyên môn đảm trách
Mỗi vị trí copywriter sẽ có những mô tả công việc cụ thể phù hợp với chuyên môn đảm trách

Digital copywriter

Digital copywriter tạo ra nội dung thích hợp trên các công cụ digital (như display banner, email…). Giúp tăng lượt Conversion Rate cho các công đoạn của chiến dịch quảng cáo và marketing online.

Technical copywriter

Technical copywriter viết quảng cáo cho lĩnh vực kỹ thuật công nghệ. Vị trí này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về công nghệ, kỹ thuật, xe cộ,.. Technical copywriter thường là những chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực. Chính vì vậy, những tác phẩm, bài viết của họ có tầm ảnh hưởng lớn. Với uy tín đã tạo dựng, họ chính là nhân vật thích hợp để viết những bài PR giới thiệu, đánh giá review sản phẩm.

SEO Copywriter

SEO Copywriter tập trung hơn vào các kỹ thuật SEO như tần suất xuất hiện keywords, vị trí đặt keyword, … Mục đích chính là để tăng thứ hạng SEO cho bài viết hiển thị trên các công cụ tìm kiếm và cả thứ hạng của website chứa bài viết đó.

Publisher/Content Copywriter

Publisher/Content Copywriter là kênh quảng bá nội dung, tin tức, sản phẩm,..  Họ là những người có sức ảnh hưởng lớn và đã có sẵn lượng độc giả trung thành. Nội dung Publisher đảm nhận tương đối đa dạng như bài PR, quảng cáo, forum seeding storyboard, … Vì vậy phải cần đến những nhân sự có tay nghề cao. Chuyên thực hiện những bài viết đạt chất lượng cao, hiểu đối tượng độc giả, để độc giả của mình dễ tiếp cận.

Yêu cầu công việc đối với người muốn theo nghề làm Copywriting

Copywriter là người trực tiếp truyền đạt các thông điệp quảng cáo đến người nhận. Do đó, yếu tố quan trọng nhất mà một copywriter cần có chính là khả năng thấu hiểu tâm lý và hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Qua đó, bạn có thể dễ dàng đồng cảm và đưa ra được những cách giải quyết vấn đề của họ. Vì vậy để học copywriter tốt, bạn cần kết hợp được cả năng lực sáng tạo, khả năng ngôn ngữ, trình bày vấn đề rõ ràng và sự thấu hiểu khách hàng.

Yêu cầu công việc đối với người muốn theo nghề làm Copywriting bên cạnh kiến thức năng lực còn những kỹ năng bổ trợ khác
Yêu cầu công việc đối với người muốn theo nghề làm Copywriting bên cạnh kiến thức năng lực còn những kỹ năng bổ trợ khác

Hàm lượng sáng tạo của ngành marketing online là rất lớn. Vì vậy tốc độ đổi mới của ngành này cũng vô cùng cao. Muốn trụ vững lâu dài và phát triển thăng tiến trong công việc. Bạn phải không ngừng chủ động học hỏi kiến thức, rèn luyện kỹ năng viết lách và tập trung vào chất lượng. Sẵn sàng tiếp thu cái mới và bắt kịp với xu hướng hiện tại.

Copywriter có thể làm việc ở đâu?

Agency Copywriter

Agency Copywriter là những Copywriter chuyên làm việc trong các Agency về quảng cáo, marketing. Họ là người đóng góp ý tưởng, ngôn từ, viết nội dung quảng cáo, slogan, tiêu đề, tagline, catalogue,…. Nếu làm việc tại các Agency. Bạn sẽ có cơ hội làm việc với đội ngũ siêu sáng tạo, có năng lực cao, thực hiện những chiến dịch của những khách hàng lớn.

Corporate Copywriter

Corporate Copywriter là những Copywriter làm việc cố định tại các công ty, không phải là Agency. Chịu trách nhiệm thực hiện nội dung phục vụ cho một hoặc vài thương hiệu thuộc công ty. Vị trí này xuất hiện trên các tin tuyển dụng với tên gọi việc làm Content Marketing tại Hà Nội.

Freelance Copywriter

Freelance Copywriter là những Copywriter làm việc tự do, thường chỉ nhận làm theo dự án. Các Freelance Copywriter sẽ phải là người chủ động trong mọi việc. Từ việc chọn khách hàng, chọn dự án cũng như deal giá với khách hàng.

Cơ hội thăng tiến đối với người muốn theo nghề làm Copywriting

Intern Copywriter

Intern Copywriter là vị trí thực tập Copywriter. Nhân viên thực tập sẽ làm các công việc sau:

  • Lên ý tưởng, viết nội dung
  • Lập kế hoạch và quản lý lịch nội dung
  • Hỗ trợ biên tập nội dung quảng cáo
  • Hỗ trợ biên tập nội dung theo yêu cầu
  • Nghiên cứu những hiểu biết của khách hàng (kênh, xu hướng và tâm lý, vị trí xã hội, ngôn ngữ của đối tượng mục tiêu) bằng các nguồn bên trong và bên ngoài
  • Làm các công việc được giao

Junior Copywriter

Junior Copywriter là nhân viên Copywriter chính thức. Công việc của họ sẽ bao gồm:

  • Lên kế hoạch phát triển nội dung
  • Viết bài và quản lý nội dung bài viết content theo yêu cầu
  • Tìm kiếm thu thập thông tin, cập nhật các xu hướng xây dựng nội dung mới mẻ
  • Phát triển nội dung các phương tiện truyền thông khác: Fanpage FB, Website,…
  • Phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành dự án

Senior copywriter

Là những copywriter có kinh nghiệm làm việc từ 6 – 10 năm. Ngoài những công việc của Junior Copywriter. Senior copywriter còn đảm nhận thêm việc thấu hiểu khách hàng và bối cảnh cạnh tranh để góp phần sàng lọc, định hướng và xây dựng giải pháp.

Senior copywriter thường làm các công việc bao gồm:

  • Chịu trách nhiệm sáng tạo và chuyển đổi ý tưởng thành từ ngữ cho các bài báo, quảng cáo, ấn phẩm.
  • Viết bản sao cho khách hàng các quảng cáo, tài liệu quảng cáo, TV spot, radio và các hình thức quảng cáo khác.
  • Nghiên cứu các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.
  • Xác định điều gì làm cho sản phẩm hấp dẫn người tiêu dùng.
  • Hình thành, phát triển và sản xuất các chiến dịch quảng cáo hiệu quả.
  • Tạo và trình bày bảng phân cảnh về ý tưởng.
  • Làm việc với các giám đốc nghệ thuật, các thành viên trong nhóm để tạo ra các ý tưởng
  • Giám sát các chiến dịch từ sản xuất đến hoàn thành.
  • Sửa đổi, chỉnh sửa và hiệu đính nội dung khi cần thiết hoặc do khách hàng hướng dẫn.
  • Theo dõi và thay đổi các chiến dịch quảng cáo để đạt được hiệu quả.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và bám sát xu hướng thị trường.
  • Viết thông cáo báo chí quảng cáo sản phẩm mới

Content Manager

Vị trí này thường dành cho những copywriter đã có kinh nghiệm làm việc từ 8 – 10 năm. “Content manager” là những người mang trách nhiệm lớn trong việc quản lý nhân sự và công việc.

Mô tả công việc của Content Manager thường gồm:

  • Lên kế hoạch, xây dựng nội dung cho các kênh truyền thông theo chiến lược của Bộ phận Marketing
  • Phân tích, xem xét và đưa ra định hướng nội dung cho tất cả các kênh Social / Digital (Facebook, Youtube, Instagram, Social Seeding, PR, Websites, SMS, Email marketing…).
  • Phát triển kế hoạch nội dung hàng tháng, tuần cho tất cả các trang mạng xã hội
  • Tạo và trình bày các ý tưởng ở các định dạng nội dung khác nhau đăng trên Social Seeding, bài viết PR, trang web, video clip, phim hoạt hình, ứng dụng, v.v.
  • Viết rõ ràng, thuyết phục, sao y bản chính, thông điệp quảng cáo cho các sản phẩm sáng tạo như dòng giới thiệu, khẩu hiệu, kịch bản, bản sao biểu ngữ web, bản sao quảng cáo Facebook, bản sao SEM, v.v.
  • Làm việc chặt chẽ với Designer để đảm bảo bản sao được đánh dấu chính xác trong ảnh, bố cục web, video của bài đăng trên Facebook, v.v.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và bắt kịp xu hướng thị trường nội dung xã hội
  • Tổ chức và điều hành các hội thảo sáng tạo nội dung hiệu quả
  • Lãnh đạo nhóm nội dung
  • Đào tạo và hướng dẫn cho tất cả nhân viên trong nhóm để đáp ứng tất cả các yêu cầu về nội dung kỹ thuật số

Creative Director.

“Creative Director” là thuật ngữ để chỉ về những giám đốc sáng tạo. Hiện nay, vị trí giám đốc sáng tạo rất quan trọng đối với các doanh nghiệp truyền thông.

Mô tả công việc của Creative Director:

  • Tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược phát triển
  • Lập kế hoạch, chiến lược phát triển nội dung
  • Tổ chức kết nối các chuyên viên nội dung
  • Điều hành, quản lý chung nhân sự toàn Bộ phận Nội dung;
  • Lập kế hoạch chi tiết, điều phối, sắp xếp, phân công công việc cụ thể đối với từng phòng ban trong bộ phận nội dung;
  • Chịu trách nhiệm trước sự phối hợp, vận hành của bộ phận nội dung với các bộ phận khác để công việc diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả;
  • Theo dõi và quản lý quá trình làm việc của nhân viên
  • Đưa ra đánh giá, quyết định về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của từng nhân viên: Đề nghị khen thưởng, tăng hoặc giảm lương…
  • Báo cáo công việc của toàn Bộ phận Nội dung lên cấp trên…

Kỹ năng cần thiết của nghề Copywriter?

Những kỹ năng cần thiết mà ứng viên muốn theo đuổi nghề Copywriter phải rèn luyện để nâng cao tay nghề cho mình:

  • Có khả năng tìm kiếm thông tin và nghiên cứu trên mạng
  • Có kỹ năng viết tốt, đầu ốc sáng tạo
  • Biết cách viết nội dung trên blog, website
  • Kỹ năng nghiên cứu hành vi và tâm lý khách hàng mục tiêu
  • Kỹ năng đo lường phân tích dữ liệu thống kê hành vi trên nội dung đã công bố
  • Kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ làm video, âm thanh, hình ảnh, tìm kiếm, đo lường
  • Biết cơ bản về thiết kế đồ họa, sử dụng phần mềm photoshop
  • Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ Social Media
  • Có kiến thức về SEO onpage và offpage
  • Biết cơ bản về HTML

Mức lương Copywriter là bao nhiêu?

Lương thưởng dành cho vị trí copywriter sẽ tùy vào phúc lợi từng công ty. Mức lương copywriter trên thị trường tuyển dụng Hà Nội thường sẽ rơi vào khoảng 7-10 triệu đồng. Tại các Agency, mức lương vị trí này có thể vào 8-12 triệu đồng tùy theo năng lực ứng viên. Riêng đối với Freelancer, mức thu nhập có thể dao động cực lớn. Bạn rất có thể sẽ kiếm đc 20 – 30 triệu 1 tháng. Nhưng cũng sẽ có những tháng bạn không có chút doanh thu nào. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng, portfolio, óc sáng tạo của bạn.

Làm sao để trở thành một Copywriter giỏi?

Hiện nay ở Việt Nam, chưa có trường đại học và cao đẳng nào đào tạo chuyên ngành Copywriting. Vì thế, nếu muốn theo đuổi ngành học này, rất nhiều bạn trẻ thắc mắc không biết nên học copywriter ở đâu. Bạn cần tự học hoặc tham gia vào các khóa học copywriter ngắn hạn.

Để tự học nghề copywriter, bạn cần có đam mê, sáng tạo, yêu thích công việc. Bên cạnh đó, bạn phải biết tận dụng triệt để các công cụ học copywriter online miễn phí. Luyện kỹ năng viết bài thông qua việc đăng bài lên blog hoặc fanpage cá nhân. Lắng nghe ý kiến từ mọi người xung quanh và chắt lọc các thông tin hữu ích nhất để ứng dụng cho công việc của mình. Thường xuyên nghiên cứu để thay đổi cách viết phù hợp với xu hướng và thị hiếu của khách hàng.

Để trở thành một Copywriter giỏi bạn có thể tự học hoặc tham gia vào các khóa học copywriter ngắn hạn.
Để trở thành một Copywriter giỏi bạn có thể tự học hoặc tham gia vào các khóa học copywriter ngắn hạn.

Tham gia các khóa học chỉ có thể giúp bạn rút ngắn thời gian tìm kiếm kiến thức. Nó không thể giúp bạn sáng tạo hơn được. Vì vậy bạn cần nên đọc nhiều sách và tìm hiểu nhiều hơn về ngành Marketing, đọc thêm các case study về truyền thông thương hiệu. Ngoài ra, bạn cũng có thể xin làm thực tập sinh tại các công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing. Sẽ giúp bạn được trải nghiệm thực tế với nghề, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực.

Với những bạn học sinh sớm có ý định theo nghề Copywriter, có thể học ngành marketing, thương mại, ngoại thương… tại các trường đại học đào tạo ngành marketing trên cả nước.

Kết luận

Copywriter đang là việc làm rất HOT trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên để kiếm được việc làm agency copywriter thì lại không hề dễ dàng. Công việc này sẽ phù hợp với những bạn trẻ có khả năng sáng tạo, yêu thích công việc viết lách cũng như có mong muốn được làm việc trong môi trường marketing. Hy vọng với bài viết này từ hanoijob.vn. Đã giúp các bạn phác họa một cách rõ nét và sinh động nhất chân dung của một copywriter chân chính. Qua đó nhanh chóng đưa ra được quyết định cho nghề nghiệp tương lai của mình!