Nên làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn hay quản lý tại doanh nghiệp nhỏ?
Cơ hội thăng tiến và chế độ lương, thưởng là điều mà bất kì nhân viên nào cũng quan tâm trước khi đầu quân cho một công ty nào đó. Bởi lẽ ai cũng mong muốn mình có được vị trí được người khác ngưỡng mộ. Tuy nhiên, làm việc tại doanh nghiệp lớp hay làm quản lý doanh nghiệp nhỏ đều có sự khác nhau và mang những mặt ưu điểm và mặt hạn chế nhất định. Vậy đâu là lựa chọn tốt nhất cho các bạn trẻ mới ra trường? Nên làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn hay quản lý tại doanh nghiệp nhỏ? Cùng việc làm Hà Nội tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Nội Dung Chính
Lợi thế và hạn chế khi làm quản lý tại công ty nhỏ
Lợi thế khi đảm nhận vị trí quản lý tại công ty nhỏ
Quy trình phỏng vấn đơn giản
Công ty nhỏ có quy trình phỏng vấn sẽ rất đơn giản, không áp lực. Doanh nghiệp nhỏ cũng ít đòi hỏi ứng viên phải có các kinh nghiệm và kỹ năng liên quan. Họ thường yêu cầu cao ở thái độ và xem kinh nghiệm là một điểm cộng.
Học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới
Ở môi trường công ty nhỏ, quản lý sẽ đa năng, đảm nhận nhiều công việc khác nhau. Để phản ứng nhanh với các vấn đề phát sinh bạn cần sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau. Đây sẽ là một cơ hội tốt để bạn học, và phát triển kỹ năng mới. Biết đâu đó bạn sẽ phát hiện ra những tiềm năng khác của bản thân.
Tích lũy kinh nghiệm
Trải qua quá trình làm quản lý và thực hiện nhiều dự án khác nhau ít nhiều sẽ mang đến cho bạn một vốn kinh nghiệm đáng quý. Bạn sẽ hiểu được toàn bộ quy trình vận hành của doanh nghiệp nhỏ. Biết được nguồn hàng, hoạt động cần thiết để duy trì một doanh nghiệp.
Thăng tiến nhanh
Làm quản lý tại doanh nghiệp nhỏ cơ hội thăng tiến trong công việc rất cao. Theo thời gian, doanh nghiệp nhỏ sẽ nhanh chóng mở rộng quy mô. Doanh nghiệp sẽ tuyển dụng thêm nhân viên, đề bạt các nhân viên cũ đảm nhận các vị trí mới. Đặc biệt nhân viên đi với công ty từ những ngày đầu sẽ được đảm nhận những vị trí cao. Lí do là công ty nhỏ số lượng nhân viên hạn chế, ít cạnh tranh. Mọi người thường mang tinh thần làm việc tập thể và giúp đỡ lẫn nhau để phát triển công ty.
Nếu thời gian qua bạn biểu hiện tốt và có cống hiến cho công ty chắc chắn sẽ được thăng tiến từ vị trí quản lý lên các vị trí cao hơn và thời gian thăng chức cũng ngắn hơn so với nhân viên tại doanh nghiệp lớn. Đây là một ưu thế mà chỉ công ty nhỏ mới có.
Trang phục linh hoạt
Môi trường làm việc công ty nhỏ không yêu cầu bạn phải ăn mặc theo quy định khắt khe mà thường được tự do và linh hoạt. Đồ dùng văn phòng phẩm dùng chung, tự mang laptop đến công ty làm. Nếu bạn đi trễ chỉ bị mắng, về trễ thì được sếp khen ngợi.
Lợi thế khi chuyển sang môi trường làm việc mới
Khi bạn có ý định chuyển sang môi trường làm việc mới, những va vấp và công việc bạn đã trải nghiệm qua sẽ là một hành trang quý báu. Hành trang này giúp bạn cân được mọi công việc. Đặc biệt, kinh nghiệm làm quản lý mang đến cho bạn một lợi thế khi xin việc tại công ty lớn ở vị trí tương tự.
Hạn chế khi làm “sếp” ở công ty nhỏ
Lương và chế độ đãi ngộ thấp
Công ty nhỏ là môi trường để bạn học kiến thức và tô luyện bản thân, thăng chức nhanh nhưng không phải là nơi mang đến cho bạn một nguồn thu nhập lớn như bạn mơ ước. Công ty nhỏ trả lương thấp, các chế độ bảo hiểm, phúc lợi hay thưởng hầu như không có. Các hoạt động vui chơi, hoạt động thường niên của công ty nhỏ là ít.
Ngân sách nhỏ
Ngân sách của công ty nhỏ cũng eo hẹp. Điều này khiến cho quản lý tại doanh nghiệp nhỏ muốn thực hiện hoạt động gì cũng cần phải vận dụng khả năng suy nghĩ, phân tích, tìm giải pháp để công ty không phải chi tiền hoặc chi tiền ít nhất. Chẳng hạn, ngân sách cho hoạt động marketing sẽ không rộng rãi thoải mái như công ty lớn. Bạn cần sử dụng mọi hình thức Marketing tự nhiên để đạt KPI. Những đề xuất chi tiền cho các hoạt động cũng khó khăn hơn rất nhiều.
Cơ hội mở rộng mối quan hệ ít
Một hạn chế khác đó là công ty nhỏ có ít nhân viên. Do đó cơ hội để bạn mở rộng mối quan hệ và gặp gỡ nhiều người giỏi cũng ít đi. Khác với nhân viên tại doanh nghiệp lớn, họ có cơ hội mở rộng mối quan hệ dễ dàng hơn.
Đa năng trong công việc
Trong công việc, khi lên làm quản lý tại công ty nhỏ bạn phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ trong khi ở công ty lớn bạn chỉ có trách nhiệm làm một công việc cụ thể đã được giao. Điểm này sẽ chỉ phù hợp cho những bạn nào yêu thích sự thay đổi luân phiên các nhiệm vụ, không thích một công việc ngày nào cũng lặp đi lặp lại như nhau.
Ưu điểm và khó khăn khi làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn
Ưu điểm khi làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn
Lương, thưởng và chế độ đãi ngộ tốt
Làm việc tại công ty lớn là mơ ước của đa số những bạn sinh viên mới ra trường. Những công ty lớn này kinh doanh nhiều mặt hàng có độ phủ sóng mạnh, kinh doanh phát đạt do đó có mức doanh thu cao và lợi nhuận cao nên công ty sẵn sàng trả cho nhân viên mức lương xứng đáng và cao hơn so với công ty nhỏ. Bên cạnh đó chế độ bảo hiểm, trợ cấp xã hội, thưởng theo năng lực và các khoản phụ cấp khác cũng hậu hĩnh hơn nhiều. Nhân viên cũng được tham gia thường xuyên các hoạt động du lịch hàng năm, teambuilding, sự kiện của công ty cuối năm, hội nghị khách hàng…
Lợi thế khi ứng tuyển sang công ty mới
Bên cạnh lương thưởng cao thì việc bạn làm tại công ty lớn một thời gian dài cũng chứng tỏ bạn là người có kĩ năng tốt và thật sự có năng lực. Lí do là môi trường này tuyển dụng gắt gao và có sự đào thải rất cao nếu bạn không giỏi thì chắc chắn sẽ không thể vào và trụ vững. Một khi bạn di chuyển sang một công ty khác sẽ gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng hơn. Họ có sự đánh giá cao hơn về khả năng của bạn trong giai đoạn phỏng vấn.
Khó khăn khi là nhân viên tại doanh nghiệp lớn
Làm nhân viên tại một doanh nghiệp lớn có lợi thế nhưng cũng tồn tại những khó khăn nhất định. Và không phải ai cũng có đủ khả năng để được lựa chọn.
Quy trình phỏng vấn nghiêm ngặt
Tại các doanh nghiệp lớn làm việc theo phòng ban và có chuyên môn hóa cao. Nhân viên công ty đòi hỏi phải là người có chuyên môn giỏi, và nhiều kĩ năng để đảm nhận, thích nghi ngay với vị trí tuyển dụng. Thêm vào đó, làm việc ở môi trường có nhiều chế độ hấp dẫn như doanh nghiệp lớn sẽ thu hút nhiều ứng viên tham gia. Quá trình phỏng vấn vì thế cũng gắt gao và căng thẳng hơn, tỉ lệ chọi cũng cao hơn. Nếu bạn tự tin với vốn kiến thức của mình hãy gia nhập vào công ty lớn. Hoặc không hãy chuyển định hướng sang công ty nhỏ để học tập thêm.
Nhiều nguyên tắc phải tuân theo
Không chỉ gặp khó khăn ở giai đoạn phỏng vấn vào doanh nghiệp lớn, quá trình làm việc lâu dài tại đây cũng gặp không ít trở ngại. Doanh nghiệp lớn làm việc theo quy trình, nguyên tắc và quy định. Chẳng hạn như, bạn có đề xuất hay báo cáo nhằm phát triển công ty phải thông qua từng cấp bậc lãnh đạo để đến người nắm giữ vị trí cao nhất trong công ty. Tuy nhiên, ý tưởng đến được tay lãnh đạo cấp cao không hề dễ dàng như vậy. Đôi khi đã bị ngăn chặn sớm bởi các leader.
Quá trình truyền thông tin cũng theo thứ tự từ lãnh đạo cấp cao đến lãnh đạo cấp trung đến các leader và xuống đến nhân viên. Bạn cần phải nắm rõ bạn báo cáo cho ai và nhận thông tin từ ai để tránh rắc rối.
Trang phục theo quy định
Môi trường làm việc của doanh nghiệp có các quy định cụ thể. Nhân viên sẽ phải mang đồng phục hoặc trang phục chỉnh tề lịch sự. Mỗi người có một ô làm việc riêng. Bạn được trang bị máy tính riêng để làm việc, văn phòng phẩm riêng và đặc biệt là đúng giờ. Đi làm bạn phải chấm công mỗi ngày, đi trễ bị trừ lương, làm thêm giờ được tính thêm lương.
Cần nhiều thời gian để thăng tiến lên các vị trí
Con đường nghề nghiệp của nhân viên tại doanh nghiệp lớn cũng theo một thứ tự, thời gian rõ ràng. Chẳng hạn một sinh viên mới ra trường con đường nghề nghiệp Marketing tại Client theo trình tự từ Intern (Thực tập) 0 -2 năm, Marketing Executive (Nhân viên Marketing) trên 1 năm, Assistant Brand Manager (Trợ lí Trưởng nhãn hàng) từ 2 năm, Brand/Product Manager (Trưởng nhãn hàng) từ 3 năm, Group/Senior Brand Manager (Trưởng nhãn hàng cấp cao) 5 năm, Category Head/Business Director (Trưởng ngành hàng) 7 năm, Marketing Manager/Director (Giám đốc Marketing) 9 năm, Chief Marketing Officer 10 năm.
Vậy mới ra trường sinh viên nên lựa chọn như thế nào?
Theo tìm việc Hà Nội, trong những năm tháng đại học sinh viên đã có định hướng về môi trường làm việc và mục tiêu vào các công ty lớn, đã tích lũy kỹ năng và kiến thức đủ hãy mạnh dạng ứng tuyển làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn thử sức. Những ai thích làm việc theo một trình tự rõ ràng, có quy tắc, luật lệ hoặc mong muốn mức lương cao, định hướng “làm công ăn lương lâu dài” thì nên đầu quân vào công ty lớn.
Đối với những bạn mong muốn học hỏi thêm, thích sự linh hoạt và sẵn sàng làm nhiều công việc cùng lúc muốn thể hiện bản thân mình thì những công ty nhỏ sẽ là nơi dành cho bạn khi mới ra trường. Bạn hãy chiến hết mình, làm mọi vị trí. Đồng thời hãy đánh giá tốc độ phát triển của công ty. Nếu công ty vẫn lẹt đẹt không phát triển dù bạn đã cố gắng thì hãy chuyển sang một công ty khác lớn hơn một chút, sau vài năm làm việc tại công ty nhỏ chắc chắn bạn sẽ có cơ hội làm quản lý tại những tập đoàn lớn, những vị trí mà một nhân viên bình thường có thể mất đến 10 năm chưa leo lên được.
Mỗi một lựa chọn sẽ mang ưu và nhược điểm. Việc bạn cần làm là hãy đánh giá bản thân ứa thích môi trường văn hóa làm việc nào. Hiểu bản thân và mong muốn của bản thân sẽ giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn.