Học marketing ra trường làm gì? Top 7 vị trí hot nhất năm 2022
Marketing có lẽ là keyword đang được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã hội hiện nay. Và ngành marketing thuộc top những ngành nghề hot nhất hiện nay. Có rất nhiều bạn thí sinh lựa chọn theo đuổi ngành này. Bên cạnh đó, vẫn có một chút lo lắng không biết học marketing ra trường làm gì? Liệu có kiếm được công việc phù hợp hay lại “bôn ba” với ngành nghề khác. Hãy theo chân HaNoiJob.vn để tìm hiểu và giải đáp thắc mắc dưới đây nhé:
Nội Dung Chính
Ngành marketing là gì?
Ngành marketing là gì? Trên thực tế, có rất nhiều định nghĩa diễn tả khác nhau về marketing. Nhưng có thể hiểu khái quát chung, marketing là một hoạt động trong quá trình kinh doanh. Nhằm mục đích tạo mối quan hệ và thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu của marketing là trở thành chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng.
Quy trình marketing gồm 5 bước cơ bản: Nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, định vị thị trường, quá trình thực hiện và cuối cùng là kiểm soát. Qua đó, cũng lý giải được phần nào về marketing là ngành gì?
Chuyên ngành marketing
Việc hệ thống hóa kiến thức marketing là tiền đề vững chắc cho công việc sau này. Tùy vào mục tiêu đào tạo của mỗi trường nên chương trình đào tạo cũng sẽ khác nhau. Có thể kể đến một số chuyên ngành như: quản trị thương hiệu, nghiên cứu marketing. Thêm vào đó, là các môn quản trị bán hàng, IMC, PR, quản trị marketing, e marketing, marketing thương mại, … Bên cạnh những kiến thức cứng, bạn có cơ hội trải nghiệm thực tế với các dự án nhỏ. Những bài học nhỏ nhưng mang lại tầm nhìn rất lớn cho các bạn sinh viên.
Cơ hội việc làm ngành marketing
Marketing trở thành một trong những ngành nghề không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Đó chính là chìa khóa quyết định sự “mở cửa” của doanh nghiệp. “Cơn sốt” nhu cầu nhân sự ngành marketing không ngừng tăng và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Bởi các doanh nghiệp rất cần những chuyên viên marketing giỏi. Nghề marketing đầy sức hút với cơ hội việc làm rộng mở. Có thể thấy trên các website tuyển dụng, đều dễ dàng nhận ra có khá nhiều vị trí marketing đang tìm ứng viên phù hợp. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề “học marketing ra trường làm gì?”. Thì hãy bắt đầu trang bị cho mình đầy đủ kỹ năng, kiến thức chuyên ngành marketing. Bạn sẽ thuận lợi hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Đặc biệt, cơ hội thăng tiến của nghề này rất cao nữa đấy!
Học marketing ra trường làm gì?
Tại các công ty Client
Nhân viên PR
Vị trí PR – kênh truyền thông tiếp thị kết nối công ty với công chúng và khách hàng mục tiêu. Tạo ra cái nhìn thiện chí đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn tạo ra sự khác biệt, thu hút ánh nhìn từ phía khách hàng và công chúng.
Một số công việc mà nhân viên PR phải làm là:
- Thu thập feedback từ phía khách hàng.
- Lên kế hoạch và triển khai thực hiện quảng bá hình ảnh của công ty.
- Lập kế hoạch tổ chức event, hội thảo trong và ngoài công ty.
- Viết bài PR, viết thông cáo báo chí, xây dựng nội dung trên website.
Những thứ mà bạn đã va chạm trên thực tế và đúc kết được bài học gì từ đó. Là những gì bạn có thể vận dụng vào công việc sau này.
Nhân viên/ trợ lý marketing
Đây là vị trí công việc trả lời cho câu hỏi “Học marketing ra trường làm gì?”. Tùy vào cơ cấu tổ chức và tính chất công việc khác nhau của công ty. Mà sẽ yêu cầu các công việc khác nhau tùy vào từng vị trí. Đối với nhân viên/ trợ lý marketing, công việc của họ bao gồm:
- Market research
- Nghiên cứu sản phẩm của công ty mình và công ty đối thủ
- Nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm
- Thu thập feedback từ người tiêu dùng
Để thành công ở vị trí này, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm chắc hẳn không thể bỏ qua. Dù ở vị trí nào, công việc gì thì cũng cần có kỹ năng cả. Bên cạnh đó, còn yêu cầu sự sáng tạo, khả năng linh hoạt và các kiến thức chuyên ngành marketing.
Nhân viên/chuyên viên nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường – hoạt động của con người, nhằm tìm hiểu và thu thập những thông tin cần thiết. Đó chính là công cụ tiềm năng giúp doanh nghiệp hiểu hơn và có thể chinh phục khách hàng. Nhiệm vụ của họ là chịu trách nhiệm khảo sát thị hiếu khách hàng và nhu cầu của thị trường. Từ đó cung cấp thông tin chuẩn xác giúp nhân viên marketing đưa ra một chiến lược marketing hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.
Hiểu được insight khách hàng thì con đường chinh phục “trái tim” họ cũng được rút ngắn hơn rất nhiều. Công việc này yêu cầu bạn phải có tư duy phân tích và phản biện tốt. Hơn nữa là kỹ năng teamwork và kiến thức chuyên môn đầy đủ. Bên cạnh đó, có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm nghiên cứu thị trường.
Tại các công ty Agency
Designer
“Học marketing ra làm gì?” – Một trong số các vị trí khuyên bạn nên thử thách bản thân là Designer. Designer chưa bao giờ là hết “hot”, bởi nó là một công việc không chịu áp lực về thời gian. Và hơn thế, mức thu nhập luôn ở mức khủng. Ưu điểm lớn của công việc này là tự do, thời gian linh hoạt. Họ là những người truyền tải thông điệp của công ty đến với khách hàng thông qua hình ảnh, video, … Biến hóa những ý tưởng của copywriter và content creator tạo thành tuyệt tác nghệ thuật. “Cái gì cũng có cái giá của nó” – Bạn muốn lương cao, bắt buộc bạn hội tụ nhiều kỹ năng nghề nghiệp. Cơ hội việc làm đối với các designer không bao giờ ‘hạn hẹp”.
Copywriter và content creator
Bạn đang phân vân “Làm marketing là làm gì?”. Thì Copywriter và content creator là vị trí trong marketing mà bao người đang ước ao “ngồi” vào chỗ này. Công việc chính của vị trí này là sáng tạo ngôn từ. Hay gọi cách khác là “múa bút” hái tiền. Đối với copywriter, được biết đến là chuyên về sáng tạo bằng ngôn từ, văn bản. Nhằm mục đích truyền thông trực tiếp đến khách hàng. Khác với copywriter, content creator thiên về sáng tạo nội dung. Mục đích của Content Creator là tạo khác biệt giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn có mục tiêu tương lai không xa trở thành một “cây bút lão luyện” với vị trí này. Thì hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, đầu tư “nâng cấp” bản thân hơn từ những kỹ năng cơ bản nhất.
Xem thêm: Tuyển dụng content marketing tại Hà Nội mới nhất.
Planner
Bạn đang tìm hiểu về ngành marketing và muốn tìm vị trí phù hợp. Thì đừng bỏ qua sự chọn lựa tuyệt vời này. Planner – người chịu trách nhiệm lên kế hoạch đưa ra ý tưởng truyền thông của chiến dịch cho phù hợp. Là vị trí giữ vai trò chủ chốt trong mỗi chiến dịch. Nhân vật này tuy “ở ẩn” nhưng họ là những người ở phía sau. Có nhiệm vụ gắn kết các mắt xích lại với nhau. Đưa quảng cáo đến gần hơn với công chúng, thu hẹp khoảng cách của sáng tạo và chiến lược lại. Từ đó, giúp cho chiến dịch truyền thông trở nên chất lượng hơn. Planner là những người am hiểu về customer insight, hiểu được họ cần điều gì ở một thương hiệu. Hoạch định những chiến lược, “soi đèn dẫn hướng” để công ty ngày càng phát triển.
Account
Vị trí account cũng được ví như “ông tơ bà nguyệt” vậy. Họ là những người kết nối các bên đối tác lại với nhau. Đảm bảo mối quan hệ hòa hợp giữa các bên và đem đến sự hài lòng cho người tiêu dùng. Việc giữ chân khách hàng cũ và tái lập mối quan hệ với khách hàng mới là điều tất yếu. Hợp sức với các phòng ban để triển khai kế hoạch đúng tiến độ. “Truy tìm” những hợp đồng và dự án mới cho công ty. Muốn trở thành một ngôi sao sáng chói trong tất cả các vì sao. Thì yếu tố bắt buộc đối với một nhân viên account là kinh nghiệm và kỹ năng. Nếu không muốn bị lu mờ, ánh sáng vụt tắt theo dòng chảy thị trường thì hãy cải thiện bản thân.
Kinh nghiệm và kỹ năng xin việc ngành marketing:
Cơ hội việc làm rộng mở đồng nghĩa với việc tính cạnh tranh cũng đầy khốc liệt đấy. Do đó, muốn nổi bật hơn trong mắt các nhà tuyển dụng. Bạn phải trau dồi và hội tụ đầy đủ các yếu tố mà một nhân viên marketing cần có. Việc xây dựng thương hiệu cá nhân là điều thiết yếu đối với mỗi người. Đặc biệt là những cô cậu marketer tương lai. Nếu bạn đang tìm hiểu vấn đề “học marketing ra trường làm gì?”. Và đang có định hướng xin việc ngành marketing thì ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, bạn nên:
- Tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm liên quan đến lĩnh vực marketing rèn luyện các kỹ năng cần thiết.
- Trở thành cộng tác viên, intern, nhân viên partime tại một số công ty ở vị trí Marketing nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm.
- Trang bị những kiến thức chuyên ngành cần có.
- Thử sức với những dự án thực tế, đúc rút kinh nghiệm và bài học từ những dự án đó.
- Hai trong số bộ kỹ năng mà bạn cần tích lũy là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
Xem thêm: Tuyển thực tập sinh marketing tại Hà Nội
Mức lương ngành marketing
Khi bạn có quan điểm theo đuổi đam mê với nghề marketing. Vậy bạn có quan tâm mức lương hiện nay là bao nhiêu không? Tiền lương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Không phải ai cũng số con số giống nhau mặc dù ở cấp độ khác nhau. Hơn nữa, thương hiệu cá nhân còn tỷ lệ thuận với mức lương.
- Với một marketer mới vào nghề, mức lương dao động khoảng 4 – 8tr/tháng.
- Với một chuyên viên marketing, mức lương sẽ là 8-15 tr/tháng.
- Với trưởng phòng marketing, mức lương có thể là 16 – 35 tr/tháng, yêu cầu 2-5 năm kinh nghiệm.
- Đối với giám đốc marketing, mức lương dao động 23 – 62 tr/tháng tùy vào bộ phận phụ trách. Đòi hỏi 7 -8 năm kinh nghiệm trở lên để có thể đảm nhiệm được vị trí này.
Học marketing cần có những tố chất gì
Bạn định hướng làm công việc marketing. Nhưng không biết mình cần những tố chất gì để quá trình học và làm trở nên thuận lợi hơn. Dưới đây là một số tố chất dành cho dân marketing và là hành trang để bạn bước vào nghề:
- Thích học hỏi và trải nghiệm những thứ mới lạ.
- Đam mê công việc và tính kiên trì.
- Năng động, hoạt bát và nhạy bén trong các hoạt động.
- Các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm hoàn thiện.
- Khả năng quan sát, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác.
- Vốn kiến thức rộng trong các lĩnh vực để có thể vận dụng vào công việc.
Kết luận
Có thể bạn chưa biết, ngành marketing còn vô vàn điều thú vị đang chờ đón bạn ở phía trước. Hãy mạnh dạn và tự tin vững bước trên con đường này nếu bạn có định hướng theo đuổi ngành nghề này nhé. Qua bài viết này, HaNoiJob.vn đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về vấn đề “Học marketing ra trường làm gì?”. Hy vọng bạn đưa ra quyết định đúng đắn trước ngưỡng cửa nghề nghiệp tương lai. Và cố gắng “nâng cấp” bản thân mình, đó là bí quyết “vàng” đấy nhé!