Biên tập là gì? Hành trình để vào nghề có dễ dàng?

Nghề biên tập viên ngày nay được biết đến nhiều hơn và dành được nhiều sự quan tâm từ mọi người, đặc biệt là với những ai có đam mê viết lách. Vậy nghề biên tập là gì, hành trình vào nghề có dễ dàng? Hãy cùng Việc làm Hà Nội tìm hiểu nhé.

Biên tập là gì?

Nghề biên tập viên là làm gì?

công việc của biên tập viên
Công việc của biên tập viên

Biên tập là soạn thảo, sàng lọc ý kiến của khán giả, kiểm duyệt sai sót và đưa đi xuất bản. Biên tập không hẳn là một nghề mà là vị trí hoạt động, thường xuất hiện trong ngành báo chí, truyền hình…

Biên tập là gì? Họ là ai?

Biên tập viên là công việc chứa đựng vô vàn thách thức và khó khăn. Chịu trách nhiệm kiểm duyệt sự chính xác của sản phẩm về mặt nội dụng, hình thức trình bày. Để đảm bảo các sản phẩm chỉnh chu trước khi ra mắt khán giả, độc giả.

Biên tập viên còn là chức danh dùng để chỉ những người làm ở các vị trí như: biên tập truyền hình, biên tập  sách, biên tập thời sự… Họ đều là những người có kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao để chỉnh sửa nội dung của người khác hoàn hảo nhất.

Công việc của biên tập viên

ngành biên tập xuất bản
Công việc chính của một biên tập là gì

Biên tập viên không chỉ đơn giản là người soi lỗi. Công việc của họ rất đa dạng và phức tạp. Bao gồm việc nghe ngóng tin tức, làm việc với phóng viên, sửa lỗi đến chỉ dẫn trang…

Lĩnh vực báo chí

Đối với ngành báo chí, khi phóng viên đi viết bài, điều đầu tiên họ phải làm là giao bài cho biên tập. Người trực tiếp đọc bài, góp ý và đưa hướng sửa chữa bài viết. Để khi xuất bản tránh gặp những lỗi như sai sự thật, nội dung xuyên tạc, phản cảm…

Họ cũng là người “vệ sĩ” bảo vệ tòa soạn và phóng viên. Bằng việc kiểm định nội dung khi đưa đi xuất bản.

Ngành biên tập viên báo chí đóng vai trò chủ chốt. Là người quyết định chất lượng sản phẩm cuối cho người đọc.

Biên tập lĩnh vực truyền hình

Ở lĩnh vực truyền hình, biên tập viên có vai trò như một phóng viên truyền hình. Ai cũng nghĩ, họ chỉ có nhiệm vụ đọc bản tin khi ghi hình. Những thật ra họ không nhàn nhã như chúng ta nghĩ. Công việc hằng ngày của họ là lên ý tưởng, tìm kiếm nguồn tin, biên tập thành bản tin hoàn chỉnh. Sau đó đọc tin, truyền đạt thông tin tới khán giả sao cho rõ ràng, dễ hiểu, thu hút nhất.

Người biên tập truyền hình không ngừng đổi mới sáng tạo ý tưởng và nội dung. Mang lại cho người xem những bản tin chân thật, đáng xem nhất. Bên cạnh đó, khả năng ứng biến xử lý tình huống lúc ghi hình cũng là một kỹ năng rất cần thiết.

Ngành biên tập xuất bản sách, tạp chí

Biên tập viên xuất bản chịu trách nhiệm mọi công đoạn từ soạn thảo, xuất bản đến tái bản. Họ cùng tác giả cấu tạo nên nội dung sơ bộ và cấu trúc của cuốn sách. Đọc, phân tích, xem xét và góp ý với tác giả về việc chỉnh sửa, thêm bớt nội dung. Lên ý tưởng thiết kế trang bìa, kích cỡ cuốn sách hay cách trình bày nội dung dễ đọc. Sau đó chỉnh sửa phông chữ, cỡ chữ…Kiểm tra nội dung thật tỉ mỉ xem đã đúng tình huống chưa. Hay quyết định thiết kế ảnh chỗ nào cho phù hợp với tác phẩm.

Biên tập viên thường làm việc ở đâu?

Biên tập viên thường làm việc trong các tổ chức như:

  • Tòa soạn, nhà xuất bản, đài truyền hình…
  • Sở văn hóa, sở báo chí thuộc tỉnh, thành phố…
  • Các bộ, ban, ngành và các tổ chức chính trị, văn hóa xã hội.
  • Các công ty làm việc về ngành truyền thông. Bạn có thể ứng tuyển vào làm việc bên truyền thông marketing… Dù không hoàn toàn đúng nghề nhưng kiến thức, kỹ năng chuyên môn biên tập sẽ giúp họ làm việc tốt.

Hiện nay, vị trí này có rất nhiều cơ hội việc làm. Bạn có thể tìm hiểu trên Việc làm Hà Nội để dễ dàng tìm kiếm cho mình công việc thích hợp nhất nhé.

         >>>Xem thêm: Học marketing ra trường làm gì?

Có nên trở thành một biên tập viên trong tương lai không?

Sự phát triển của công nghệ và truyền thông ngày càng mạnh mẽ. Tính riêng tại Việt Nam, có hơn 300 đài truyền hình và có gần 900 tòa soạn. Chưa tính những đơn vị truyền thông, công ty quảng cáo khác. Vì vậy, đây chắc chắn là cơ hội để các bạn trẻ thử sức mình với các lĩnh vực này.

Không chỉ có cơ hội việc làm, mà mức lương của biên tập viên báo chí rất hấp dẫn. Nếu bạn có năng lực, có sự sáng tạo và không ngừng nỗ lực tìm kiếm thông tin. Thì mức lương đi đôi với những gì bạn bỏ ra, vì vậy đừng quá lo lắng mà hãy cháy hết mình.

Công việc biên tập mặc dù rất vất vả nhưng đổi lại bạn được làm việc hết mình với con chữ. Biết được sự kỳ diệu của ngôn ngữ, tiếp xúc với nhiều người khác nhau và thu nhập hấp dẫn.

Muốn làm biên tập viên học ngành nào?

Muốn làm biên tập viên thì học ngành gì?
Muốn làm biên tập viên thì học ngành gì?

Rất nhiều bạn đang phân vân, không biết học ngành gì để trở thành một biên tập viên giỏi. Dù bạn làm biên tập ở lĩnh vực nào đi chăng nữa thì điều cốt lõi nhất là khả năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp tốt và am hiểu nhiều lĩnh vực liên quan. Bạn có thể tham khảo một số trường ở nước ta có chương trình đào tạo liên quan tới lĩnh vực này như:

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN hoặc ĐHQGHCM

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn là một trong những trường đại học đào tạo thuộc top đầu của nước ta. Đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực và truyền bá tri thức về khoa học xã hội.

Trường hiện đào tạo đa dạng ngành nghề liên quan tới vị trí biên tập như: Báo chí, Việt Nam học, ngữ văn, quan hệ công chúng…

Trường đại học Sân khấu, Điện ảnh Hà Nội (Hồ Chí Minh)

Với gần 40 năm đào tạo và phát triển. Đại học Sân khấu là cái nôi nuôi dưỡng nhiều thế hệ diễn viên, MC, biên tập truyền hình…Nhiều người đã gặt hái được nhiều thành công vang dội ở nhiều cuộc thi trong nước và quốc tế.

Nhiều ngành liên quan của trường đào tạo đến biên tập viên như: Truyền hình, sân khấu, điện ảnh…

Học biên tập tại học viện Báo chí và Truyền hình

Là trường đại học trọng điểm quốc gia, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Trường có sứ mệnh nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực như: lý luận chính trị, báo chí, truyền thông…

Các ngành trường đào tạo hỗ trợ kiến thức liên quan đến vị trí biên tập như: Báo chí, truyền thông đại chúng…

Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Đại học Sư phạm – ĐHĐN là trường đại học trọng điểm miền Trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong các lĩnh vực như giáo dục, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên công nghệ…

Ngành báo chí, ngữ văn, xã hội học…là các ngành mà Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đào tạo liên quan tới vị trí biên tập này.

Những tố chất để trở thành một biên tập là gì?

Tố chất là một yêu cầu quan trọng. Nó quyết định hơn 50% bạn có phù hợp với công việc đó hay không. Ở bất kỳ ngành nghề nào, cũng cần tố chất để phù hợp với nghề. Mỗi nghề đều có đặc trưng riêng, vậy nghề biên tập cần những tố chất gì? Bạn đã có đủ tố chất để chạy với ước mơ biên tập của mình chưa? Cùng Việc làm Hà Nội tìm hiểm những tố chất mà chắc chắn một biên tập viên nào cũng có.

các vị trí làm việc trong đài truyền hình
Các vị trí làm việc trong đài truyền hình

Biên tập có khả năng về sử dụng ngôn ngữ

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ là yếu tố quan trọng của một biên tập viên. Bạn nói tốt hay viết tốt đều thể hiện ở khả năng này. Trong biên tập, nếu câu văn của bạn hay, tạo ấn tượng tốt thì đọc giả sẽ dễ dàng nhớ  ngay. Cách dùng từ cũng chính là cách diễn đạt sao cho người nghe, người đọc thấu hiểu cái hay trong tác phẩm.

Khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh của biên tập là gì

Biên tập viên thường xuyên làm việc với nhà báo, phóng viên trong đài truyền hình, tòa soạn…Do đó, cần phải tương tác hiệu quả, đồng thời xây dựng mối quan hệ lâu dài. Vì vậy kỹ năng giao tiếp rất quan trọng.

Ngành biên tập viên cần đầu tư cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc

Nghề biên tập là nghề đòi hỏi tính cẩn thận để chỉnh sửa, kiểm duyệt lbài viết của người khác. Tỉ mỉ trong việc rà soát bài, có như vậy mới chữa được những lỗi mà người viết trước đó mắc phải. Bên cạnh đó, phải giữ được tính khách quan, minh bạch khi làm việc.

Tâm lý và có kỹ năng giải quyết vấn đề

Tố chất này tưởng chừng như không cần thiết  nhưng nó lại rất quan trọng đấy. Người biên tập là người tâm lý để có thể hiểu độc giả, khán giả của mình. Hiểu họ muốn gì, cảm thụ hết những gì bạn đã truyền đạt trong tác phẩm chưa. Từ đó, đưa ra hướng giải quyết nhưng vẫn không làm sai lệch ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm.

Khả năng sáng tạo trong nội dung của biên tập là gì

Biên tập viên là nghề đòi hỏi sự tư duy sáng tạo không ngừng nghỉ để nắm bắt xu hướng thay đổi và phát triển liên tục của xã hội. Tố chất tư duy lên ý tưởng và sắp xếp nội dung phù hợp rất cần thiết. Nó giúp người biên tập thu hút khán giả, để họ cảm thấy tác phẩm của bạn xem mãi không chán.

Giữ thái độ và trách nhiệm cao trong công việc

Nghề biên tập là nghề phải giữ cho mình thái độ và trách nhiệm đối với những gì mình đã làm, đã viết. Phải biết lắng nghe ý kiến của mọi người và tiếp thu những ý kiến đó để hoàn thiện sản phẩm. Đây là hoạt động bắt buộc trước khi đưa vào xuất bản, in ấn và ra mắt trước công chúng.

Biên tập là gì? Đó là một nghề, nhưng là nghề rất vất vả và khó khăn. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ “Bà đỡ” cho tác phẩm, họ phải có năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhạy bén, tinh tế và trí nhớ tốt. Đặc biệt là kiến thức toàn diện, nhất là kiến thức chuyên ngành, liên ngành, có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực được phân công biên tập. Hi vọng những thông tin mà Việc làm Hà Nội chia sẻ. Đã một phần nào giúp bạn hiểu thêm về biên tập viên. Qua đó có những định hướng, vun đắp kiến thức bản thân để trở thành những người biên tập giỏi trong tương lai.