Giới thiệu bản thân trong CV cho người có kinh nghiệm

Một trong những cách gây ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng chính là CV của bạn. Khi nhà tuyển dụng chưa biết bạn là ai, tính cách và trình độ như thế nào. Thứ duy nhất họ có thể dựa vào để đánh giá bạn đó chính là CV. Vậy làm thế nào để có một CV thu hút nhà tuyển dụng? Cách giới thiệu bản thân trong CV như thế nào? Bài viết này, hanoijob.vn sẽ bật mí cho những gì bạn nên giới thiệu về bản thân trong CV.

Trước khi đi vào cách giới thiệu bản thân trong CV, chúng ta tìm hiểu lại khái niệm CV.

Giới thiệu bản thân trong CV
Giới thiệu bản thân trong CV

CV là gì?

CV (Curriculum vitae) hay còn gọi là sơ yếu lý lịch. CV là một bản tóm tắt thông tin của ứng viên về trình độ học vấn, thông tin giới thiệu, kỹ năng, kinh nghiệm, mục tiêu liên quan tới công việc ứng tuyển.

Tầm quan trọng của việc giới thiệu bản thân trong CV

Như đã nói ở trên, CV là một phần rất quan trọng trong việc ứng tuyển vào một vị trí nào đó. Là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá bạn cơ bản phù hợp với vị trí đó không. Bạn có được cơ hội gặp trực tiếp nhà tuyển dụng để thể hiện rõ hơn về bản thân mình hay không, tất cả đều phụ thuộc vào yếu tố ban đầu là CV.

Có câu nói đùa rằng “Bị loại từ vòng gửi xe”. Nộp CV cũng là hình thức tương tự. Trong CV, bạn giới thiệu bản thân không rõ ràng, mơ hồ, khó hiểu. Điều này có thể sẽ khiến hồ sơ của bạn bị loại ngay từ vòng đầu.

Vậy làm thế nào để giới thiệu bản thân trong CV một cách chuyên nghiệp?

CV cần giới thiệu đủ thông tin cá nhân của ứng viên một cách ngắn gọn. Thiết kế CV thu hút ánh nhìn của nhà tuyển dụng.

Những nội dung quan trọng trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là phần không thể thiếu trong CV xin việc. Nó thể hiện kế hoạch tương lai của bạn với ngành nghề. Thể hiện sự quyết tâm của bản thân ra sao. Mục tiêu nghề nghiệp giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn có thực sự muốn gắn bó với công việc ứng tuyển hay không. Ngoài ra, mục tiêu nghề nghiệp còn thể hiện mong muốn của bạn khi apply vào vị trí đó.

Mục tiêu nghề nghiệp được chia làm 2 giai đoạn: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Mục tiêu ngắn hạn thể hiện kế hoạch, dụ định của bạn trong ương lai gần. Có thể là dự định sau khi được tuyển vào vị trí đó hay một đến hai năm sau. Mục tiêu ngắn hạn khá dễ viết, bạn chỉ cần xác định được mong muốn của bạn khi nhận được công việc. Bạn cũng có thể tham khảo yêu cầu công việc để xây dụng mục tiêu cho phù hợp.

Mục tiêu dài hạn là mục tiêu của bạn trong 3-5 năm tới. Mục tiêu của bạn cần phù hợp với vị trí ứng tuyển và mục tiêu chung của công ty. Bạn cần nêu rõ mục tiêu cụ thể của mỗi năm cần đạt được.

Hình ảnh của bản thân trong CV

Hình ảnh được dung để nhà tuyển dụng có thể hình dung rõ hơn về bạn. Bạn cần chọn một bức hình cận mặt, nghiêm túc. Không nhất thiết phải là ảnh thẻ. Tuy nhiên, tránh lấy hình ảnh chụp toàn thân. Vì khung hình trong CV dành cho hình ảnh là rất nhỏ. Nếu bạn đặt một bức hình toàn thân, sẽ rất khó để nhà tuyển dụng nhìn rõ được bạn.

Hình ảnh được đánh giá tốt nhất là hình ảnh cận mặt ứng viên. Hình ảnh sắc nét, đặt vào đúng khung hình trong CV.

Phần giới thiệu thông tin bản thân trong CV

CV là một hình thức Marketing bản thân bạn cho nhà tuyển dụng. Vì vậy, những thông tin bạn truyền tải trong CV đòi hỏi phải chỉnh chu, chuyên nghiệp.

  • Mô tả sơ lược về bản thân

Một đoạn ngắn giới thiệu về bản thân, thể hiện tích cách và giá trị cốt lõi của bạn. Thông qua đoạn giới thiệu này, nhà tuyển dụng có thể biết được bản hiểu bản thân như thế nào? Tính cách của bạn ra sao? Tiềm năng cũng như kinh nghiệm của bạn có phù hợp hay không?

  • Giới thiệu tên, tuổi và tình trạng hôn nhân trong CV

Đây là phần cơ bản và không thể thiếu trong CV xin việc của bạn. Là phần nội dụng mà nhà tuyển dụng cần được biết về bạn.

  • Ghi rõ địa chỉ liên hệ của bản thân

Bạn cần cung cấp thông tin liên hệ đầy đủ, cụ thể và chính xác cho nhà tuyển dụng. Những thông tin liên hệ cần thiết gồm: số điện thoại, địa chỉ nơi ở hiện tại, email. Ngoài ra, bạn cũng nên cung cấp cho nhà tuyển dụng địa chỉ các trên các trang mạng xã hội.

Bạn có thể tạo một mã quét trong đó bao gồm các thông tin cá nhân, địa chỉ facebook, zalo, tên, tuổi,… Mã quét thể hiện tính chuyên nghiệp và bạn sẽ tiết kiệm được khoảng trống trên CV

Phần quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của bản thân

Phần này, bạn nên trình bày theo các mốc thời gian cụ thể. Làm như vậy nhà tuyển dụng có thể dễ dàng theo dõi hơn. Hãy ghi rõ thời gian diễn ra, và chức vụ của bản thân trong mỗi giai đoạn đó.

Các kỹ năng để phù hợp với vị trí ứng tuyển

Bất kì công việc nào, ngoài trình độ chuyên môn bạn cũng cần những kỹ năng mềm khác. Phần này, bạn hãy mô tả ngắn gọn tất cả những kỹ năng mà bạn có. Và tất nhiên những kỳ năng đó là cần thiết cho công việc bạn đang ứng tuyển.

Kỹ năng mềm trong CV
Kỹ năng mềm trong CV

Kỹ năng là phần tạo nên sự khác biết giữa bạn và những ứng viên khác. Vì vậy, để thu hút nhà tuyển dụng, bạn cần chăm chút kỹ và làm nổi bật hơn cho phần này. Các kỹ năng có thể là: kỹ năng giao tiếp, đàm phán, phản biện,…

Các hoạt động đã tham gia

Phần này sẽ khái quát sơ bộ về tính cách, tài năng của bạn. Những hoạt động bạn tham gia là gì? Hãy mô tả sơ bộ về những hoạt động bạn tham gia. Bạn đóng vai trò gì trong những hoạt động đó? Hoạt động đó diễn ra thời gian nào? Và do đoan vị nào tổ chức? Bạn cũng có thể nêu ra kinh nghiệm mình có được sau khi tham gia hoạt động đó.

Những lỗi cần tránh khi viết CV – Có thể bạn chưa biết

Viết sai chính tả, sai cấu trúc ngữ pháp câu

Nếu CV xuất hiện lỗi chính tả, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn chăm chút cho CV. Điều này dễ suy ra bạn không tôn trọng nhà tuyển dụng. Vì vậy, trước khi gửi CV, bạn nên kiểm tra thật kỹ và sửa lại những lỗi chính tả có thể có.

Nội dung dài dòng, không đúng trọng tâm

Như bạn biết, CV là bản thể hiện ngắn gọn nhất, khái quát nhất về bản thân ứng viên. Độ dài tối da của một CV là 2 mặt giấy A4. Vì vậy, trong một không gian bị giới hạn như vậy, bạn chỉ nên nêu ra những gì cần thiết. Bạn cần tránh những từ thể hiện cảm xúc, làm mất đi tính trang trọng của CV và làm CV trở nên dài dòng.

Sắp xếp thông tin trong CV không đúng trật tự

Thông thường CV sẽ được chia làm 2 phần. Phần thứ nhất, bạn ghi các thông tin giới thiệu bản thân như giới thiệu bản thân, thông tin liên hệ, kỹ năng, sở thích,… Phần thứ hai sẽ là các các thông tin quan trọng như kinh nghiệm làm việc, thành tích, trình độ chuyên môn,…

Khi ghi lộn xộn trật tự của các nội dung trên sẽ làm cho CV của bạn kém chuyên nghiệp. Người đọc sẽ đánh giá là bạn chưa có sự chuẩn bị kỹ cho vòng này.

Khoe bản thân quá đà, viết không đúng sự thật

Bạn nên viết ngắn gọn về những điểm mạnh, điểm yếu thật sự của bản thân. Tránh khoe mẽ những điều không có thật.

Mẫu CV giới thiệu bản thân bạn có thể tham khảo

Mẫu giới thiệu bản thân trong CV
Mẫu giới thiệu bản thân trong CV

Trên đây là những chia sẻ mà Hanoijob.vn – Việc làm tại Hà Nội gửi đến bạn. Sau bài viết này, hi vọng bạn có thể tự chuẩn bị cho mình một CV xin việc thật hoàn hảo. Chúc bạn sẽ sớm nhận được thư mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng.