Customer relationship management là gì? Tại sao doanh nghiệp lại cần?
Relationship Manager hay Customer Relationship Management là gì? Nếu bạn là một nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thì chắc hẳn đã từng nghe đến thuật ngữ CRM hay RM. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này là gì? Cùng Việc làm Hà Nội tìm hiểu về khái niệm, chức năng của Customer Relationship Management và Relationship Manager nhé. Những thông tin vô cùng thú vị và bổ ích đang chờ đón các bạn dưới đây.
Nội Dung Chính
Customer Relationship Management là gì?
Customer Relationship Management tạm dịch là quản trị quan hệ khách hàng. Hiểu đơn giản là doanh nghiệp quản lý các hoạt động tương tác khách hàng của mình. Từ đó hình thành nên các mối quan hệ khách hàng trung thành trong doanh nghiệp.
CRM viết tắt của từ gì? CRM là viết tắt của còn là Customer Relationship Management, là sự kết hợp giữa chiến lược và công nghệ để xây dựng và cải thiện mối quan hệ với khách hàng.
Mục tiêu của Customer Relationship Management là gì?
Mục tiêu chính của CRM là giúp doanh nghiệp nhìn bao quát hơn về hành vi và giá trị của khách hàng thông qua các công cụ khác nhau. Nếu chiến lược Customer Relationship Management hiệu quả thì doanh nghiệp có thể cải thiện doanh thu bằng những cách sau.
- Đáp ứng nhu cầu khách hàng mong muốn một cách tốt hơn
- Cung cấp sản phẩm đi kèm hiệu quả, chất lượng hơn
- Bán nhiều sản phẩm một cách nhanh hơn, tăng doanh thu cho doanh nghiệp
- Giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút được nhiều khách hàng mới
Tầm quan trọng của Customer Relationship Management với doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, điều cần thiết là phải quản lý khách hàng tiềm năng. Nếu doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài trong thị trường cạnh tranh, thì cần phải có mục tiêu bán hàng, các hoạt động truyền thông và hoạt động của bộ phận trợ giúp thông minh. Doanh nghiệp sẽ quản lý các đầu vào khác nhau từ dữ liệu từ bán hàng, tiếp thị và các kênh truyền thông như thế nào cho hợp lý?
Hệ thống Customer Relationship Management sẽ cung cấp một nền tảng toàn diện để quản lý các điểm tiếp xúc bằng giọng nói, email…Hệ thống còn cung cấp khả năng hiển thị rõ ràng trên mọi liên hệ hoặc khách hàng tiềm năng. Để các thành viên trong nhóm customer relationship manager có thể quản lý các quy trình khác nhau.
Các loại phần mềm Customer Relationship là gì
Các doanh nghiệp cần khám phá sự khác biệt giữa các loại phần mềm CRM khác nhau hiện có trên thị trường. Điều này sẽ giúp họ đưa ra lựa chọn sáng suốt. Quyết định đầu tư vào loại phù hợp nhất để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh.
Customer Relationship Management hoạt động
Mục tiêu chính của giải pháp này là đơn giản hóa và tạo cấu trúc cho các quy trình kinh doanh chính. Tiếp thị, bán hàng và tự động hóa dịch vụ là ba trụ cột chính của giải pháp CRM hoạt động. Phần mềm CRM hoạt động sẽ là công cụ lý tưởng nếu doanh nghiệp đang tìm cách giảm bớt các nhiệm vụ lặp đi lặp lại. Hay tự động hóa các hoạt động chính liên quan đến khách hàng
Customer Relationship Management hợp tác
Customer Relationship Management cộng tác chuyển thông tin giữa các bộ phận tiếp thị, bán hàng và dịch vụ. Nó định hướng tổ chức hướng tới các mục tiêu chiến lược. Đồng thời tăng tính đồng bộ giữa các Customer relationship manager từ các chức năng khác nhau. Rất hữu ích cho các doanh nghiệp có nhiều đơn vị ở các địa điểm khác nhau. Vì khi đó chúng có thể thúc đẩy giao tiếp giữa các bộ phận với tăng tính minh bạch.
Customer Relationship Management phân tích
Phần mềm CRM phân tích có chức năng thu thập và phân tích dữ liệu. Là phần mềm rất hữu ích cho các công ty lấy khách hàng làm trung tâm. Hệ thống sử dụng kho dữ liệu và các công cụ OLAP để chạy các chiến dịch tiếp thị.
Chức năng mà hệ thống CRM cung cấp là gì?
Customer Relationship Management giúp công ty tìm kiếm khách hàng mới, giành được các dự án đến từ họ. Đặc biệt là giữ chân khách hàng ở lại với doanh nghiệp.
Hệ thống CRM có chức năng thu thập trang web của khách hàng như email, số điện thoại… CRM cũng có thể tự động lấy thông tin khác như tin tức gần đây về hoạt động của khách hàng, đối tác. Nó có thể lưu trữ dưới dạng thông tin cá nhân chẳng hạn như sở thích khách hàng trên các liên lạc.
Công cụ Customer Relationship Management tổ chức các thông tin này nhằm cung cấp cho các Relationship Manager một bản ghi đầy đủ về thông tin khách hàng, đối tác. Nhằm giúp họ có cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ của mình với khách hàng theo thời gian.
CRM có thể kết nối với các ứng dụng kinh doanh khác giúp phát triển mối quan hệ khách hàng. CRM ngày nay đã cởi mở hơn, có thể tích hợp các công cụ kinh doanh như tài liệu, kế toán và thanh toán.
Đặc biệt, Customer Relationship Management mới đã bước thêm một bước tiến nữa trong việc tích hợp AI. Công ty có thể tự động hóa các tác vụ quản trị như nhập dữ liệu, quản lý hay các dịch vụ định tuyến. Do đó bạn có thể dành nhiều thời gian cho các hoạt động có giá trị hơn.
>>>Có thể bạn chưa biết: Business Development Executive là gì?
Relationship Manager là gì?
Relationship Manager viết tắt RM, nghĩa là chuyên viên quản trị quan hệ.
Relationship Manager thường làm việc ở các doanh nghiệp quy mô lớn. Họ có vai trò là một Customer relationship manager. Người duy trì và mở rộng các mối quan hệ trong kinh doanh với khách hàng. RM giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao thương hiệu với chiến lược cải thiện mối quan hệ.
Công việc của một Relationship Manager (RM) là gì?
Công việc của Relationship Manager được phân tách thành 2 lĩnh vực là Customer Relationship Management và Business Relationship Manager
Customer Relationship Management: Người làm việc trực tiếp với giám đốc điều hành, quản lý bán hàng, quản lý tài chính,… Có quyết định chủ chốt đối với việc bán hàng. Hơn nữa, họ trực tiếp làm việc với khách hàng để đưa ra chiến lược và phương thức quản lý. Giúp khách hàng hài lòng khi trải nghiệm sản phẩm dịch vụ của công ty và trở thành khách hàng thân thiết.
BRM (Chuyên viên quan hệ kinh doanh): Giám sát bộ phận kinh doanh, liên lạc nội bộ, quản lý ngân sách, chi phí. Bên cạnh đó, quản lý mối quan hệ của bộ phận quản lý và phục vụ trong doanh nghiệp. Theo dõi tất cả dữ liệu và cách các bộ phận trong doanh nghiệp tương tác với nhà cung cấp. Tóm lại, Business relationship manager có trách nhiệm giúp công ty vận hành hiệu quả. Duy trì danh tiếng trước cộng đồng để thu hút nhiều khách hàng hơn.
Relationship Manager thường làm công việc gì?
Nhìn chung thì tính chất công việc của Customer Relationship Manager cũng giống với Business relationship manager. Vậy nhiệm vụ của các Relationship Manager là gì?
- Xây dựng và giữ gìn mối quan hệ tích cực với khách hàng, đối tác.
- Nỗ lực tạo dựng các mối quan hệ kinh doanh mới.
- Tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng cách tìm kiếm cơ hội mới
- Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt để lên kế hoạch chăm sóc khách hàng.
- Định vị được những nhân tố quan trọng trong của đối tác, khách hàng để xây dựng mối quan hệ lâu dài.
- Xử lý khiếu nại của khách hàng kịp thời, thông minh, nhanh chóng
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác để gia hạn hợp đồng mới.
- Tiếp cận khách hàng mục tiêu để xây dựng mối quan hệ mới.
- Tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh để xây dựng kế hoạch kinh doanh phù
Mức thu nhập của một Relationship Manager
Với những công việc “khó khăn và vất vả” như trên. Mức thu nhập xứng đáng của một RM là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu cùng tìm việc làm Hà Nội tìm hiểu ở phần tiếp sau đây.
Trung bình, thu nhập của một RM tại thị trường Hà Nội sẽ dao động trong khoảng từ 15 – 25 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào kinh nghiệm và hiệu quả làm việc mà mức lương được nhận có thể tăng cao hơn.
Nhìn chung, viên mới ra trường nhưng đã có kinh nghiệm từ 1-2 năm tham gia ở vị trí việc làm bán hàng hay chăm sóc khách hàng tại Hà Nội có thể nhận được số tiền lương tối thiểu 8-10 triệu đồng. Khi làm việc lâu hơn, có kinh nghiệm bạn sẽ có khả năng nâng thu nhập hằng tháng của mình. Đây được xem là vị trí có mức lương cao so với mặt bằng chung của thị trường lao động miền bắc.
Một doanh nghiệp muốn phát triển, tồn tại lâu bền cần xây dựng mối hệ chặt chẽ với khách hàng. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu được rõ bản chất của Relationship Manager, Customer Relationship Management là gì, cũng như chức năng của nó của trong doanh nghiệp. Chắc chắn rằng việc sử dụng hệ thống CRM sẽ giúp doanh nghiệp phát triển hơn trong tương lai. Giới thiệu việc làm Hà Nội chúc các bạn thành công!