COO là gì? Bật mí thú vị về CEO và COO
COO và CEO thường được dùng để gọi tên chức danh, vị trí của các nhà lãnh đạo trong công ty nào đó. Ý nghĩa và tiêu chuẩn để trở thành COO là gì? COO và CEO khác nhau như thế nào? Đây thực sự là những câu hỏi không chỉ rất lạ lẫm đối với những người bình thường. Mà nó cũng sẽ khá mới lạ với những người trong giới kinh doanh. Bởi mọi người chủ yếu quen thuộc với thuật ngữ CEO nhiều hơn.
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời tất cả các câu hỏi đó một cách đầy đủ và chi tiết nhất!
Nội Dung Chính
Ý nghĩa các chức danh CEO và COO là gì – Các cấp bậc trong tổ chức doanh nghiệp
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua các chức danh như Giám đốc điều hành (CEO) hay Giám đốc vận hành (COO). Bạn thực sự hiểu rõ hai chức danh này là gì và sự khác nhau giữa hai chức danh này ra sao chưa?
CEO là gì? – Chief Executive Officer
CEO là gì?
Ở Việt Nam, CEO quen thuộc với từ “tổng giám đốc”. Vậy ý nghĩa thực sự của CEO là gì? Cùng diễn giải CEO là viết tắt của từ gì. Để hiểu rõ hơn vai trò và nhiệm vụ của CEO trong tổ chức doanh nghiệp hay tổng giám đốc điều hành. Đây là người có chức vụ điều hành cao nhất của 1 tập đoàn, công ty hay tổ chức.
CEO chính là người sẽ chịu trách nhiệm thực hiện điều hành toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức doanh nghiệp theo những chiến lược và chính sách được quyết định và thông qua bởi hội đồng quản trị (HĐQT).
Vai trò của CEO trong doanh nghiệp
Nhìn từ vai trò của CEO trong doanh nghiệp. Có thể hiểu CEO chính là trung gian kết nối giữa Hội đồng quản trị và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài việc đảm nhiệm vai trò của một người lãnh đạo doanh nghiệp. CEO cũng chính là người đại diện của doanh nghiệp trong các hoạt động truyền thông quảng bá.
CEO có quyền xử lý tất cả các vấn đề trong công ty, đồng thời họ cũng phải chịu toàn bộ trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cương vị người đứng đầu doanh nghiệp, CEO phải đưa ra các chiến lược kinh doanh và xây dựng các giải pháp thực chiến hiệu quả. Thay mặt doanh nghiệp trong các cuộc đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế, phê duyệt các dự án, chính sách tài chính và giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vai trò của CEO luôn có những khác biệt nhất định. Nó phụ thuộc vào quy mô và đặc điểm của mỗi công ty.Trong cơ cấu điều hành từ các doanh nghiệp và tập đoàn lớn. CEO chỉ giải quyết các công việc mang tính chiến lược hay các quyết định liên quan đến vấn đề tăng trưởng, phát triển doanh nghiệp. Còn tại các doanh nghiệp nhỏ, CEO thường phải trực tiếp điều hành nhiều công việc hơn.
COO là gì? – Chief Operating Officer
Thông thường, chúng ta hay nghe hoặc nói về CEO nhiều hơn là COO. Bởi CEO là thuật ngữ thông dụng được sử dụng nhiều trong môi trường doanh nghiệp. Hiện nay, chúng ta còn quen tai hơn với thuật ngữ CEO. Nhờ sự xuất hiện của rất nhiều chương trình truyền hình, có sự tham gia của các Nhà giám đốc điều hành được viết tắt CEO nổi tiếng và uy tín trên thương trường.
COO là viết tắt của từ gì? COO là chức danh gì? Hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều người trong chúng ta. Tin rằng khái niệm và hiểu biết về COO vẫn còn khá lạ lẫm với rất nhiều người.
COO là chức gì?
COO là vị trí gì? Giám đốc vận hành tiếng Anh là Chief Operating Officer và được viết tắt là COO. Trong cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp. COO là người điều hành các công việc hàng ngày, làm việc với các cán bộ cấp cao khác của công ty như CFO (giám đốc tài chính), CTO (giám đốc công nghệ) và báo cáo lại với CEO.
Vị trí COO chủ yếu xuất hiện tại các công ty siêu lớn. Để đáp ứng được vai trò san sẻ bớt công việc với các CEO. Hiểu một cách đơn giản, COO là cánh tay đắc lực của CEO, là chức vụ nhỏ hơn CEO. Nếu CEO được hiểu là “Tổng giám đốc” thì COO chính là “Phó tổng giám đốc”.
Vai trò trong doanh nghiệp của COO là gì?
Giám đốc vận hành sẽ phụ trách việc vận hành bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Với hai nhiệm vụ chính bao gồm:
- Thiết kế cấu trúc, thiết lập các chính sách, văn hóa và tầm nhìn cho doanh nghiệp.
- Quản lý hiệu quả công việc của bộ phận trong quá trình thực hiện các chính sách, chiến lược của doanh nghiệp.
Trong một số công ty, COO sẽ được CEO ủy quyền để thực hiện mọi công việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm quan trọng trong việc xây dựng các chính sách và đường hướng kinh doanh theo đúng pháp luật. Với đặc thù công việc của mình, đòi hỏi các COO phải có khả năng tổ chức và khả năng bao quát công việc rất tốt.
Sự khác nhau giữa Giám đốc điều hành – CEO và Giám đốc vận hành – COO
CEO và COO đều là những chức danh quản lý cấp cao, nhưng giữa CEO và COO có sự khác nhau rất rõ rệt, được thể hiện qua các điểm sau:
Nếu như CEO với vai trò là người đứng đầu doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trước mọi thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thì ngược lại, COO sẽ đảm nhận vai trò là người phụ trợ cho CEO trong việc vận hành các công việc hàng ngày của doanh nghiệp.
Với chức năng điều hành và phát triển doanh nghiệp theo tầm chiến lược. COO tổ chức, điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Thay mặt CEO làm việc với các bộ phận, phòng ban trong công ty như: kế toán, nhân sự, kinh doanh,… để điều phối và quản lý hiệu quả công việc. Chức năng chính của COO là hỗ trợ CEO trong nhiệm vụ điều hành nội bộ doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn để trở thành một COO
Để có thể được đề cử vào vị trí của một COO đầy quyền lực và đáng ngưỡng mộ. Người được đề cử cần phải có sự kết hợp rất quan trọng giữa giáo dục và kinh nghiệm làm việc. Yêu cầu giáo dục tối thiểu là bằng cử nhân kinh doanh hoặc chuyên ngành liên quan. Nhiều doanh nghiệp lớn trên thị trường việc làm tại Hà Nội có yêu cầu cao hơn cho vị trí này với những ứng viên đã có bằng MBA.
Ngoài ra, với vai trò và trách nhiệm rất quan trọng của một COO. Thường cần đến những nhân sự đã có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Yêu cầu kinh nghiệm ít nhất khoảng 15 năm trở lên.
Bên cạnh đó, COO phải chịu trách nhiệm chỉ đạo công việc đối với hệ thống các phòng ban và nhân sự bên dưới. Chính vì vậy, COO ngoài năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Còn phải có kỹ năng lãnh đạo vượt trội cũng như khả năng tiếp cận các tình huống theo quan điểm sáng tạo.
Kĩ năng cần thiết để trở thành một COO giỏi
Kĩ năng giao tiếp của một COO là gì?
Chìa khóa trong thành công của COO nghĩa là gì? Đó chắc hẳn phải chính là việc sở hữu được kĩ năng giao tiếp tốt. Người có kĩ năng giao tiếp sẽ dễ dàng truyền đạt được nội dung công việc. Từ đó giúp câu chuyện được trao đổi tăng thêm sức thuyết phục hơn.
Kĩ năng quản lí thời gian
Khả năng quản lí và làm chủ quỹ thời gian của bản thân một cách logic. Sẽ giúp cho việc sắp xếp công việc có kế hoạch hơn. Đây được xem như là một yếu tố quan quan trọng để thành COO giỏi.
Kĩ năng xây dựng mục tiêu
Xác định mục tiêu để từ đó lập kế hoạch hành động là việc không thể thiếu trong công việc. Mục tiêu cần xác lập của COO là gì? COO cần phải xác định các bước làm việc cụ thể. Phân tích những mặt hạn chế và xác định đúng tầm nhìn chiến lược trong hoạt động doanh nghiệp. Từ đó lên kế hoạch phân bố nguồn lực xây dựng mục tiêu phù hợp.
- Có thể bạn quan tâm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? 5 cách viết mục tiêu công việc gây ấn tượng nhất
Khả năng lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp
COO là vị trí mà nhiều người khao khát chinh phục trên con đường sự nghiệp của mình. Để trở thành một COO giỏi thì dường như điều quan trọng nhất vẫn là tố chất lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo giỏi là người hội tụ đủ các yếu tố. Bao gồm năng lực sáng tạo, lắng nghe, xây dựng mối quan hệ và tư duy quản trị.
Kết luận về COO là gì
Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu được COO là gì? Các tiêu chuẩn và kỹ năng cần có của một COO là như thế nào?
Với một thị trường sôi động như Hà Nội. Là mảnh đất thu hút nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đầu não trong nền kinh tế cả nước. Nhu cầu tuyển dụng về COO – Chief Operating Officer là rất lớn. Bạn hoàn toàn có thể tìm được những tin tức tuyển dụng chính xác, an toàn từ Việc làm Hà Nội. Chúc bạn sớm tìm được công việc yêu thích và đạt được thành công trong sự nghiệp của mình với những vị trí đáng ngưỡng mộ như COO hay CEO. Chúc bạn thành công!