Hướng dẫn cách trả lời câu hỏi tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?
Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi, vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này? luôn là những câu hỏi tại sao mà nhà tuyển dụng sử dụng rất nhiều trong các cuộc phỏng vấn. Câu hỏi tuy đơn giản nhưng để được các nhà tuyển dụng ấn tượng và đánh giá cao thì lại không hề dễ dàng. Vậy làm thế nào để trả lời câu hỏi này một cách khéo léo và gây ấn tượng mạnh tới nhà tuyển dụng? Hãy cùng Việc làm Hà Nội tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Lí do nhà tuyển dụng hay hỏi ứng viên về lý do ứng tuyển?
Trong tất cả các buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đặt ra các câu hỏi để ứng viên trả lời. Điển hình là các câu hỏi về lý do xin việc, lý do ứng tuyển. Đó là những mẫu câu hỏi phổ biến nhất. Thông qua câu hỏi về lý do ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá và xem xét ứng viên đó có phải là người công ty đang tìm kiếm hay không? Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng muốn biết ứng viên bị thu hút hoặc quan tâm điều gì về công ty và vị trí tuyển dụng.
Mức độ phù hợp của ứng viên đối với vị trí tuyển dụng
Lý do bạn quyết định làm ở công ty có thể xuất phát từ nhiệt huyết muốn cống hiến. Vì vậy mà nhà tuyển dụng muốn đánh giá những điều bạn muốn cống hiến có thực sự phù hợp với tổ chức của họ không? Bên cạnh đó còn là sự phù hợp về tầm nhìn và tư tưởng…
Đánh giá thái độ làm việc và sự quan tâm của ứng viên
Thái độ trong công việc là yếu tố mà nhà tuyển dụng thường quan tâm hơn bao giờ hết. Nó góp phần quyết định xem bạn có khả năng học hỏi và tiếp thu những điều mới hay không. Qua câu hỏi về lý do ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn mức độ quan tâm của bạn tới vị trí đang cần tuyển nhân sự.
Yếu tố mấu chốt nào của công ty đang thu hút ứng viên
Bước đầu tiên, bạn phải có hiểu biết nhất định về công ty thì mới có lý do để ứng tuyển, bạn không thể trả lời một cách thuyết phục mình muốn hay không muốn làm việc cho công ty nếu bạn không biết gì về họ. Vậy yếu tố nào của công ty đã thu hút bạn vào đây? Bạn biết gì về công ty? Khi bạn biết được lý do nào khiến bạn ấn tượng, thu hút và muốn cống hiến cho công ty, chúng tôi sẽ có thêm những “Feedback” chân thật, từ đó có thể đưa ra những chiến lược hay phát huy những ưu điểm vốn có.
Chắc chắn một điều, nếu bạn trả lời còn mơ hồ sẽ không được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Ví dụ như nhiều người hay trả lời là “Tôi muốn phát triển bản thân hơn nữa”. Một câu trả lời lí tưởng sẽ khiến nhà tuyển dụng hài lòng. Là minh chứng bạn là người mà họ đang tìm kiếm. Bạn hãy nhớ rằng, một vài câu hỏi phỏng vấn thường hướng đến những gì bạn có thể làm cho công ty. Bạn hãy tận dụng cơ hội muốn cống hiến, chứng tỏ bản thân bằng cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về lý do ứng tuyển.
Ứng viên cần chuẩn bị những gì?
Bước quan trọng nhất trong công tác chuẩn bị là tìm hiểu và thu thập thông tin về công ty mà bạn ứng tuyển.
- Tìm trang Website của doanh nghiệp bạn ứng tuyển, xin việc và xem mọi thông tin từ lịch sử hình thành, phát triển cho đến tầm nhìn sứ mệnh, các dòng sản phẩm, dịch vụ cho đến các giải thưởng và thành tích mà công ty nhận được.
- Các trang mạng xã hội như LinkedIn, Twitter, Facebook, YouTube… cũng là nơi phổ biến nhất mà bạn cần nghiên cứu để lấy thêm thông tin.
- Điều quan trọng nhất là phải tìm hiểu thêm về vị thế của doanh nghiệp trong ngành và đối thủ cạnh tranh của họ là ai?
Những điều cần biết khi trả lời câu hỏi tại sao bạn chọn công ty chúng tôi
Đa số những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra không có đáp án chính xác và cụ thể. Nhưng nếu được hỏi “tại sao lại chọn công ty chúng tôi”, “vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?” bạn chắc chắn có thể đưa ra câu trả lời khiến nhà tuyển dụng thỏa mãn. Bạn có thể trả lời câu hỏi vì sao bạn chọn công ty chúng tôi dựa vào những gợi ý sau đây:
Danh tiếng của công ty
Danh tiếng của doanh nghiệp có thể là lý do dễ thuyết phục nhất. Về độ phủ sóng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Ví dụ, bạn biết đến nhờ nói chuyện với một nhân viên có tham gia công tác đào tạo và làm việc tại công ty. Vì vậy mà bạn đã có hứng thú và tìm hiểu thêm nhiều thông tin về doanh nghiệp này. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghe đến công ty qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè, hay trên mạng xã hội… Tất cả đều là minh chứng cho thấy danh tiếng của doanh nghiệp có độ phủ sóng nhất định.
Sự nổi trội về sản phẩm và dịch vụ của công ty
Bên cạnh đó, bạn hãy tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp. Nếu bạn đã từng sử dụng sản phẩm của công ty và có trải nghiệm tốt, hãy thể hiện cho họ thấy. Đây sẽ là ưu thế rất lớn khi giải thích lý do tại sao bạn muốn làm việc ở đây. Nếu là vậy, nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng và hài lòng với ý kiến của bạn. Nếu bạn chưa có cơ hội trải nghiệm sản phẩm dịch vụ, hãy bày tỏ sự quan tâm của bạn tới chúng. Bạn có thể đăng ký dùng thử sản phẩm để cảm nhận và đưa ra những ý kiến đa dạng hơn khi trả lời câu hỏi.
Văn hóa và giá trị của doanh nghiệp
Hãy cân nhắc và xem xét khi nói về các chính sách của công ty. Chẳng hạn như họ có hay làm từ thiện? Công ty có khuyến khích, khích lệ nhân viên sáng tạo và nêu lên quan điểm của bản thân không? Bên cạnh đó, hãy chú ý, cẩn thận quan sát ngay từ khi đến phỏng vấn. Trong quá trình tương tác giữa bạn và các nhân viên khác, bạn sẽ thấy được nhiều thứ về văn hoá của doanh nghiệp. Ví dụ đây là nơi có môi trường làm việc nghiêm túc, yên ắng hay sôi nổi, trẻ trung.
Vị trí ứng tuyển có phù hợp với định hướng nghề nghiệp?
Để thể hiện công việc này có phù hợp với bạn không? Hãy chăm chỉ đọc báo, lướt mạng xã hội để tìm kiếm thêm thông tin về sản phẩm mới ra mắt hay bất kỳ thông tin nào về chiến lược phát triển trong tương lai gần của doanh nghiệp. Nếu thông tin phù hợp với chuyên môn, bạn hãy note lại ngay để lấy thông tin. Nó có thể giúp bạn trả lời những câu hỏi phỏng vấn khó. Giải thích lý do bạn muốn hỗ trợ, đóng góp hết mình để hoàn thành các mục tiêu đó của công ty như thế nào. Đừng ngại thể hiện sự ưa thích khi tìm hiểu về công ty. Khéo léo lồng ghép vị trí mà doanh nghiệp đang cần tuyển sẽ phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bạn trong hiện tại và tương lai.
Hướng dẫn cách trả lời câu hỏi tại sao bạn chọn công ty chúng tôi
Vị trí này phù hợp với định hướng nghề nghiệp
Ví dụ: “Mục tiêu cuối cùng của tôi là trở thành một trưởng nhóm của team content. Tôi biết để đến được mục tiêu đó sẽ rất dài vì tôi là một sinh viên mới ra trường. Đó chính là lý do tôi muốn ứng tuyển cho vị trí Content Executive của công ty. Tôi tin rằng những kỹ năng tôi học hỏi tại vị trí này sẽ giúp tôi tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.”
Chia sẻ về sở thích, đam mê liên quan đến vị trí ứng tuyển
Ví dụ: “Tôi lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển rất mạnh mẽ. Đó là lí do mà tôi được tiếp cận với công nghệ từ khá sớm vậy nên những sở thích của tôi cũng bắt nguồn từ đó. Tôi có sở thích chơi game và dành rất nhiều thời gian cho niềm đam mê này. Chính vì vậy mà tôi muốn nắm lấy cơ hội này để ứng tuyển cho vị trí Streamer của công ty mình. Tôi muốn thấy bản thân mình được trở thành một streamer được nhiều người biết đến và tôi trực thuộc công ty của mình.”
Thể hiện nhiệt huyết muốn trở thành một phần của doanh nghiệp
Ví dụ:. “Tôi, 1 người hâm mộ với dịch vụ công ty anh ngay từ khi công ty vừa ra mắt sản phẩm. Công ty thật sự nổi bật, khác biệt hẳn so với những web âm nhạc khác tại thời điểm đó. Là người yêu thích âm nhạc. Tôi đánh giá rất cao cách lựa chọn sản phẩm, âm nhạc của công ty để chia sẻ đến cộng đồng. Chính vì vậy mà tôi rất hào hứng khi biết công ty đang tuyển dụng. Tôi có một vài ý tưởng sáng tạo có thể khiến trải nghiệm của người dùng trên mạng xã hội trở nên tốt hơn.”
Thể hiện giá trị của cá nhân phù hợp với sứ mệnh và giá trị của công ty
Ví dụ:. “Khi tìm hiểu, tôi nhận ra tầm nhìn của công ty là giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng cách mang đến cho họ những cơ hội việc làm tốt. Đó chính là lý do khiến tôi mong muốn trở thành một phần nhỏ của công ty. Tôi thật sự tin rằng đây là điều mà đất nước chúng ta cần và nên làm. Tôi nghĩ khi đảm nhận vai trò này, tôi sẽ trở thành một phần không nhỏ, đóng góp để hoàn thành mục tiêu.”
Những chủ đề cần tránh khi nói về lý do ứng tuyển
Khi được hỏi về lý do bạn xin việc vào vị trí này. Bạn sẽ liệt kê ra nhiều nguyên nhân, chủ quan và khách quan. Do mong muốn của bạn, do giá trị và tên tuổi của công ty… Nhưng việc nói về các chủ đề này rất nhạy cảm và không phù hợp. Nó sẽ khiến bạn để lại ấn tượng không tích cực với nhà tuyển dụng. Các chủ đề bạn nên tránh: Tiền bạc, Tôn giáo, Chính trị, Đời sống tình cảm, Khát vọng sự nghiệp…
Như vậy, bài viết trên vừa đưa ra bí quyết giúp bạn chinh phục các nhà tuyển dụng bằng câu hỏi tại sao bạn chọn công ty chúng tôi. Chúng tôi mong bài viết trên sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi từ nhà tuyển dụng tự tin nhất. Nếu bạn đang tìm việc, có thể truy cập Việc làm Hà Nội để tìm thấy việc làm như ý.