Cách viết thư xin việc chuẩn nhất hiện nay

Thư xin việc là một trong những loại giấy tờ quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc. Nó đại diện cho những lời nói đầu tiên của bạn gửi đến nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang băn khoăn cách viết thư xin việc như thế nào cho đúng. Đừng lo lắng, Việc làm Hà Nội sẽ giúp bạn ở bài viết này. Nếu thấy bài viết dài và ngại đọc, hãy nhấn vào phần audio đầu bài viết để nghe nhé.

Thư xin việc là gì

Thư xin việc (hay còn gọi là cover letter). Là một dạng tài liệu gửi đến nhà tuyển dụng với những ghi chú về thế mạnh và kinh nghiệm làm việc của bản thân. Liên quan đến vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. Thông thường, thư xin việc là một bước đánh giá ban đầu của nhà tuyển dụng dành cho bạn. Nếu thư xin việc của bạn hấp dẫn, đầy đủ thông tin thì nhà tuyển dụng sẽ gần như chắc chắn xem CV của bạn. Ngược lại, nếu cover letter quá sơ sài, thì chắc chắn rằng hồ sơ của bạn sẽ chuẩn bị nằm ở sọt rác. Chính vì thế, cover letter đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay có một vài dạng cover letter. Đó là thư xin việc, motivation letter (thư xin học bổng),…

Viết thư xin việc
Thư xin việc là một tài liệu rất quan trọng trong hồ sơ xin việc

Cấu trúc của mẫu thư xin việc qua email

Một lá thư xin việc thông thường sẽ có 3 phần: phần giới thiệu, phần trọng tâm và phần kết luận

Phần giới thiệu của thư tìm việc

Đây là phần mở đầu, nhưng cũng cần viết chỉn chu và cẩn thận. Hãy tạo sự ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay cả những phần nhỏ nhất. Mục tiêu của phần này là đưa ra lý do bạn muốn làm việc tại công ty, tại vị trí này. Đừng quên mô tả thông tin cá nhân của bạn nhé.

Phần trọng tâm

Đây là phần quan trọng nhất của lá thư xin việc. Hãy trình bày một cách khoa học và mạch lạc có tư duy trong phần này. Bạn nên chia phần trọng tâm ra thành 2 đoạn. 1 đoạn mô tả về trình độ học vấn (có bao nhiều bằng cấp, chứng chỉ,…). 1 đoạn mô tả về kinh nghiệm làm việc (thành tích, giải thưởng,…). Đây là phần quyết định chất lượng của cover letter nên vì vậy. Bạn hãy trình bày thật ấn tượng nhé.

Cách viết thư xin việc phần kết

Kết thúc lá thư với những dòng ngắn gọn. Để lại lời cảm ơn nhà tuyển dụng và bày tỏ mong muốn nhận được một cuộc gọi hoặc phản hồi cho một lịch hẹn phỏng vấn. Đừng quên để lại thông tin liên hệ để nhà tuyển dụng liên lạc với bạn nhé.

Thế nào là một thư xin việc chuyên nghiệp?

Một cover letter chuyên nghiệp sẽ tóm tắt được trình độ, khả năng của bạn. Đồng thời giúp nhà tuyển dụng trả lời được câu hỏi vì sao nên chọn bạn. Một cv letter chuyên nghiệp sẽ có sự liền mạch với CV. Tức là những kinh nghiệm mô tả trong thư xin việc trùng khớp với trong CV. Và những kinh nghiệm làm việc này có liên quan đến vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. Giả sử như bạn muốn ứng tuyển Designer mà trong thư xin việc lẫn CV lại đề cập đến kinh nghiệm làm phục vụ, batender. Thì chắc chắn rằng cover letter này không chuyên nghiệp. Nói đúng ra là bị sai trọng tâm.

Do đó, cover letter hay sẽ được thể hiện ở mặt trọng tâm. Ứng tuyển vị trí nào thì đi thẳng vào vấn đề đó. Loại bỏ thông tin không cần thiết vì không phải nhà tuyển dụng nào cũng có nhiều thời gian để đọc lá thư dài ngoằng của bạn.

Một cover letter chuyên nghiệp sẽ đủ sức thuyết phục nhà tuyển dụng phải cân nhắc có nên chọn bạn hay không.

Cách viết thư xin việc
Thư xin việc chuyên nghiệp phải đề cập đúng trọng tâm

Cách viết thư xin việc chuẩn nhất hiện nay

Bước đầu tiên: Viết tiêu đề (áp dụng với email)

Tiêu đề thư xin việc cần phải ngắn gọn, đúng trọng tâm. Nếu gửi qua Email thì bạn có thể viết hoa những chữ cái đầu tiên. Không nên viết hoa toàn bộ vì nó sẽ trông rất thô lỗ.

Cấu trúc tiêu đề bạn có thể sử dụng như sau: [Họ tên bạn]_Ứng Tuyển Vị Trí [tên vị trí muốn ứng tuyển]

Hoặc Ứng Tuyển Vị Trí [tên vị trí]_[tên công ty]

Bước 2: cách viết phần mở đầu cho thư xin việc

Phần mở đầu bao gồm ngày tháng, họ và tên, lời chào

Để xây dựng một phong cách xưng hô thật chuyên nghiệp. Nếu có thể hãy chào nhà tuyển dụng bằng tên thật của họ. Ví dụ như Kính gửi anh Huy – giám đốc công ty ABC. Hoặc Kính gửi chị Huệ – Tổng giám đốc công ty XYZ,…

Trong trường hợp bạn chưa chắc chắn về chức danh hay tên thật của họ. Hãy dành một chút thời gian để tra trên trang web công ty. Hoặc trên mạng xã hội. Thậm chí có thể gửi email về bộ phận nhân sự để hỏi.

Nếu bạn không thể tìm ra tên thật của nhà tuyển dụng. Bạn có thể đơn giản ghi là “Kính gửi giám đốc công ty ABC”.

Tiếp theo, hãy mô tả thông tin họ và tên của bạn và nêu lý do viết thư này. Để chắc ăn, bạn hãy đi theo cấu trúc sau đây.

  • Họ và tên: họ tên thật của bạn
  • Lý do: Thường là viết thư để ứng tuyển
  • Vị trí công việc: tên vị trí bạn muốn ứng tuyển
  • Tên công ty: tên công ty bạn muốn ứng tuyển
  • Ý định ứng tuyển: Thể hiện sự nhiệt huyết và mong muốn của bạn với vị trí ứng tuyển.

Ngoài ra, để “tô điểm” cho phần mở đầu thêm ấn tượng. Bạn có thể mô tả về tính cách, sở thích hay mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Miễn sao cho nhà tuyển dụng thấy bạn có đủ tố chất để làm việc ở vị trí này.

Bước 3: Thư ứng tuyển hay sẽ chứng minh bạn có đủ năng lực

Đây là bước thuộc về phần trọng tâm của lá thư. Hãy cố gắng trình bày cách viết thư xin việc thật khoa học và hấp dẫn nhất có thể.

Khi viết phần này bạn nên lưu ý:

Nên khiêm tốn, đừng khoe khoang

Ví dụ bạn đạt được một thành tích kiếm về 10 hợp đồng trong một tháng và mang về 150 triệu đồng lợi nhuận cho công ty cũ. Nếu bạn ghi như vậy thì nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy như bạn đang khoe khoang. Vì chẳng ai quan tâm bạn mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho công ty khác. Cái chính họ muốn xem bạn đã làm được những gì trong quá khứ. Lúc này bạn có thể ghi là “tôi đã gặt hái nhiều thành tích ở vị trí nhân viên sale, một trong số đó là vượt chỉ tiêu doanh số mà công ty đề ra”.

Cover letter hay nên trung thực và đừng chém gió

Sự chân thật vô cùng quan trọng. Có sao nói vậy. Đừng nói dối hoặc thêu dệt thêm những gì mình không làm. Điều này sẽ chỉ làm bạn mãi tụt lại phía sau. Không bao giờ tiến bộ được.

Đừng kể lể những điều không liên quan

Thư xin việc mục đích chính là để cho nhà tuyển dụng thấy năng lực của bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Do đó, những thứ không liên quan. Chẳng hạn như những công việc bạn đã làm nhưng không liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Thì bạn không nên đề cập quá nhiều. Hãy tập trung nói về những kỹ năng và trình độ của bản thân phù hợp với công việc đang tuyển.

Nhiều nhà tuyển dụng rất thích ứng viên của mình tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Vì thế, nếu bạn có tham gia thì đừng ngại đưa vào những chương trình mà bạn đã từng thực hiện nhé. Ngoài ra, các thông tin khác cũng rất phù hợp để đưa vào như: thành tích học tập, động lực của bản thân,…

Bước 4: Khép lại thư xin việc một cách hoàn hảo

  • Hãy gửi lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã đọc thư của bạn.
  • Khái quát lại tại sao bạn là người mà nhà tuyển dụng nên chọn
  • Nhắc lại niềm đam mê của bạn dành cho vị trí đó
  • Để lại thông tin liên hệ và lịch sự yêu cầu nhà tuyển dụng gửi lời mời phỏng vấn.

Kết thư, bạn có thể sử dụng những từ ngữ trang trọng sau đây.

  • Tôi/em cảm ơn
  • Trân trọng hoặc trân trọng cảm ơn
  • Chân thành cảm ơn hoặc xin chân thành cảm ơn

Và cuối cùng, hãy nhớ ký tên và ghi đầy đủ họ tên của bạn vào cover letter xin việc. Nếu gửi mail thì không cần.

Bước 5: Kiểm tra lại cover letter

Kiểm tra lại là việc làm không bao giờ thừa thãi. Đôi lúc trong lúc soạn thảo bạn lại vô tình thiếu dấu hoặc ghi sai chính tả. Điều này khiến cho lá thư xin việc của bạn thiếu chuyên nghiệp đi rất nhiều. Rất nhiều người chỉ vì một lỗi sai chính tả mà làm nhà tuyển dụng đánh giá thấp. Nếu soạn trên máy tính hãy đảm bảo rằng lá thư của bạn không quá 350 chữ. Và được viết trên khổ giấy A4. Khoảng cách các lề giữa các dòng là từ 1,13 – 1,3. Rà soát lại những câu từ, câu nào diễn đạt lủng củng thì sửa lại hoặc rút ngắn bớt. Đảm bảo những thông điệp của bạn sẽ được nhà tuyển dụng nắm bắt nhanh nhất.

Cover letter mẫu tiếng Anh cho bạn tham khảo

mẫu thư xin việc tiếng anh
Mẫu thư xin việc tiếng anh

Trên đây là cách viết thư xin việc chuẩn nhất hiện nay, gây ấn tượng sâu sắc cho nhà tuyển dụng. Hi vọng qua bài viết hướng dẫn này bạn đã học hỏi thêm nhiều điều. Nếu thấy bài viết của tìm việc làm Hà Nội bổ ích thì đừng ngại chia sẻ nó cho bạn bè được biết nhé.