Học ngành kinh tế ra làm gì? – Triển vọng tương lai với top những ngành lương cao, dễ xin việc cho giới trẻ

Ngành kinh tế sẽ mang đến cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, hẳn vẫn còn rất nhiều sĩ tử phân vân và thắc mắc ngành kinh tế là gì? Học kinh tế ngành nào tốt nhất?  Nghề này có tiềm năng hay không? Học kinh tế ra trường làm gì? Trong bài viết này, cùng hanoijob.vn tìm hiểu những công việc dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế. Từ đó đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề phù hợp cho bản thân nhé.

Ngành kinh tế là gì?

Ngành kinh tế hay còn được gọi là kinh tế học. Hiện nay được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy kinh tế học là gì? Bao gồm những chuyên ngành nào, kiến thức cần nắm khi học ngành này bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Kinh tế học là gì?

Kinh tế học (tiếng Anh là Economics) đào tạo kiến thức đặc thù trong lĩnh vực kinh tế cho sinh viên. Bao gồm các kiến thức chuyên môn, nâng cao kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế học.

Kinh tế học (tiếng Anh là Economics) đào tạo kiến thức đặc thù trong lĩnh vực kinh tế cho sinh viên.
Kinh tế học (tiếng Anh là Economics) đào tạo kiến thức đặc thù trong lĩnh vực kinh tế cho sinh viên.

Ngành kinh tế học những gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế học sẽ được đào tạo đầy đủ những kỹ năng liên quan đến khả năng tổ chức, quản lý và thực thi các hoạt động kinh tế trong khu vực doanh nghiệp. Có kiến thức về đào tạo đội ngũ kinh tế. Bao gồm kế hoạch tham mưu, tư vấn về kinh tế cho các doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ…

Kinh tế gồm những ngành nào?

Ngành kinh tế học bao gồm các chuyên ngành liên quan tới quản trị, nhóm ngành tài chính, kế toán, kiểm toán.

Nhóm các chuyên ngành liên quan đến quản trị: Quản trị kinh doanh, Quản trị lữ hành, Quản trị nguồn nhân lực, Kinh doanh quốc tế, Thương mại, Ngoại thương, Marketing…. Ngành này cung cấp kiến thức từ căn bản đến chuyên sâu và kĩ năng bổ trợ cần thiết giúp bạn trở thành nhà quản trị trong tương lai.

Nhóm ngành tài chính: đào tạo kiến thức kinh tế tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính các công ty đa quốc gia, tài chính quốc tế, hoạch định ngân sách vốn đầu tư, đầu tư chứng khoán, phân tích tài chính, hệ thống thông tin tài chính, thị trường chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng và bảo hiểm.

Kế toán và kiểm toán: công việc của 2 chuyên ngành này có nét tương đồng với nhau. Cũng đều làm việc với sổ sách và các con số. Tuy nhiên, người kiểm toán sẽ kiểm tra công việc của người làm kế toán

Các chuyên ngành kinh tế học phổ biến được nhiều sinh viên quan tâm nhất hiện nay

Khối ngành kinh tế rất rộng và đào tạo nhân lực cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Nhóm ngành này gồm những chuyên ngành nào. Tin rằng, vẫn còn rất nhiều người mơ hồ chưa thể tìm hiểu được hết. Bên cạnh đó, theo học chuyên ngành nào sẽ dễ dàng xin được việc làm trong tương lai. Cùng hanoijob.vn điểm qua một số chuyên ngành kinh tế học phổ biến nhất hiện nay. Được nhiều bạn sinh viên tham gia xét tuyển ở mỗi mùa tuyển sinh đại học.

Ngành kinh tế tài chính

Kinh tế tài chính là gì?

Ngành kinh tế tài chính trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế và tài chính, nguyên lý kinh tế, tài chính tiền tệ, nguyên lý thuế, quản lý ngân sách, quản trị tài chính, có hiểu biết về thị trường tài chính. Có năng lực phân tích kinh tế, tài chính, xây dựng được kế hoạch, tổ chức thực hiện quản lý kinh tế và tài chính trong các tổ chức, doanh nghiệp, đề xuất được các chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, tài chính.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế tài chính làm việc gì?

Sinh viên tốt nghiệp Kinh tế tài chính có thể làm việc trong các vị trí sau đây:

  •  Cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tài chính.
  • Nhân viên quản lý tài chính trong các cơ sở, đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty tài chính.
  • Nhân viên trong các tổ chức phi chính phủ.
  • Chủ các cơ sở, đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế tài chính.
  • Nghiên cứu viên, giảng viên về lĩnh vực kinh tế tài chính trong các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu.

Ngành kinh doanh thương mại ra làm gì?

Tìm hiều ngành kinh doanh thương mại

Ngành Kinh doanh thương mại (tiếng Anh là Commercial Business) là ngành đào tạo chuyên sâu các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến thương mại trong nước và thương mại quốc tế bao gồm: Marketing, thị trường, phân tich tài chính, quản lý bán hàng… Ngành học này trang bị các kiến thức về hoạt động bán hàng, xuất – nhập kho, quản trị bán lẻ…

Kinh doanh thương mại trang bị các kiến thức về hoạt động bán hàng, xuất – nhập kho, quản trị bán lẻ…
Kinh doanh thương mại trang bị các kiến thức về hoạt động bán hàng, xuất – nhập kho, quản trị bán lẻ…

Học kinh doanh thương mại ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên ngành Kinh doanh thương mại có thể làm việc trong các vị trí sau đây:

  • Chuyên viên tổ chức các hoạt động kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp, tổ chức, công ty;
  • Quản lý bán hàng, chuyên viên sales và xúc tiến các dịch vụ khách hàng;
  • Chuyên viên quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa;
  • Nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng;
  • Nhân viên kinh doanh forwarder, logistics;
  • Quản lý xuất nhập kho, nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng.

Ngành Quản lý kinh tế – Chắp cánh ước mơ cho các nhà quản lý kinh tế tương lai

Ngành quản lý kinh tế là gì?

Với những bạn trẻ đã theo học các ngành liên quan đến kinh tế chắc hẳn đã không còn xa lạ với thuật ngữ “Quản lý kinh tế”. Ngành quản lý kinh tế cung cấp cho sinh viên sau tốt nghiệp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản lý kinh tế. Bao gồm quản lý nhà nước về kinh tế; quản lý doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế; quản lý chiến lược; quản lý khoa học và công nghệ; quản lý chương trình dự án phát triển.

Ngành quản lý kinh tế cung cấp cho sinh viên sau tốt nghiệp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản lý kinh tế
Ngành quản lý kinh tế cung cấp cho sinh viên sau tốt nghiệp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản lý kinh tế

Sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý kinh tế làm việc ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp Quản lý kinh tế có thể đủ trình độ chuyên môn. Để trở thành một nhân sự kinh tế tốt trong các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp hoặc các cơ sở đào tạo. Nhân viên trong các tổ quốc tế, và các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu phát triển.

Học kinh tế ra làm gì?

Kinh tế học là một khối đào tạo khá rộng với rất nhiều chuyên ngành. Do vậy, cơ hội việc làm vô cùng lớn cho sinh viên tốt nghiệp các ngành đại học kinh tế. Vì vậy, có không ít người thắc mắc, học ngành kinh tế ra làm gì?

Theo thống kê, ở giai đoạn hiện tại, nước ta vẫn còn thiếu khoảng trên 800.000 lao động thuộc lĩnh vực kinh tế. Chỉ sau ngành công nghệ thông tin – kỹ thuật. Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế như hiện nay. Số lượng việc làm các ngành thuộc lĩnh vực này. Được dự báo sẽ còn tăng cao hơn trong thời gian đến. Đặc biệt với những ứng viên có vốn tiếng Anh tốt và am hiểu công nghệ. Sẽ dễ dàng tìm được nhiều cơ hội việc làm tốt với những mức lương vô cùng hấp dẫn.

Các tân cử nhân kinh tế có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực, nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau
Các tân cử nhân kinh tế có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực, nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau

Sinh viên tốt nghiệp ngành học này ra trường. Các tân cử nhân đã có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực, nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Với các vị trí công việc đa dạng như sau:

  • Nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường.
  • Chuyên viên phân tích rủi ro tài chính.
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu.
  • Nhà hoạch định tài chính.
  • Kế toán.
  • Nhà nghiên cứu kinh tế.
  • Cố vấn tài chính.
  • Nhà đầu tư.
  • Nhân viên bảo hiểm.
  • Làm việc trong các cơ quan Nhà nước.

Học kinh tế có làm trái ngành được không?

Đặc điểm của sinh viên kinh tế thường là những người linh hoạt, nhanh nhẹn, kỹ năng giao tiếp tốt, am hiểu công nghệ và đặc biệt là có vốn ngoại ngữ tốt. Đây đều là những kỹ năng có thể chuyển đổi được, giúp họ dễ dàng thích nghi. Chính vì vậy, sinh viên ngành Kinh tế học ra trường còn có thể làm việc trái ngành với mức lương đáng ngưỡng mộ. Các tân cử nhân có thể tìm kiếm các cơ hội tốt thông qua việc làm quen với một ngành nghề ít nhiều không thuộc về chuyên môn của mình như:

  • Xuất nhập khẩu, logistics.
  • Marketing.
  • Đối ngoại.
  • Đầu tư.
  • Quản trị nhân lực.
  • Quản trị du lịch và lữ hành.
  • Luật kinh tế.

Ngành kinh tế học trường nào?

Là một ngành “HOT” luôn nằm trong TOP những ngành nghề được yêu thích và có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất xã hội. Luôn nhận được nhiều sự quan tâm của sinh viên theo học. Điều đó cũng đồng nghĩa sẽ có rất nhiều trường đào tạo. Điều đó gây hoang mang cho các bạn học sinh không biết liệu mình nên học trường nào?

Hiện nay, trên khắp đất nước, có rất nhiều trường đại học đã và đang đào tạo các ngành kinh tế. Với chuẩn đầu vào khác nhau. Dựa vào điều kiện năng lực bản thân, các sĩ tử nên cân nhắc để đưa ra lựa chọn phù hợp. Những trường đại học tồn tại lâu đời và uy tín trong ngành: ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Ngoại thương (Hà Nội, TP.HCM), ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Kinh tế – Luật,… Cũng nằm trong top những trường đại học có việc làm cao. Sinh viên nếu được tốt nghiệp từ đây sẽ mở ra rất nhiều cơ hội việc làm tốt.

Ngành kinh tế có nhiều công việc đem lại thu nhập tốt. Tuy nhiên tính chất công việc tại mỗi vị trí việc làm lại khác nhau. Ứng viên nếu không nỗ lực và cố gắng từ trên ghế giảng đường, Thiếu kinh nghiệm chuyên môn, yếu tố ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, không nắm rõ được kiến thức tổng quát về tình hình kinh tế xã hội. Sẽ là những trở ngại lớn đối với sinh viên khi tốt nghiệp ra trường và lựa chọn hướng đi phù hợp cho mình. Không thể đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng trong các doanh nghiệp khi tìm việc làm tại Hà Nội.

Kết luận

Qua bài viết, hy vọng đã cung cấp cho các bạn trẻ những thông tin hữu ích về ngành đại học kinh tế. Theo đuổi ngành kinh tế học ra trường làm gì? Những cơ hội việc làm nào đang rộng mở để giúp bạn định hướng nghề nghiệp, định hướng mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Mỗi người đều có quyền mơ mộng về một sự nghiệp thành công. Với những cơ hội thăng tiến cùng môi trường làm việc và các mức thu nhập đáng ngưỡng mộ. Chúc các bạn sớm thành công và có những lựa chọn nghề nghiệp tốt nhất cho bản thân.