Developer là gì? Tổng hợp kiến thức từ “a đến z” về nghề Developer
Developer hiện nay có nhu cầu tuyển dụng thuộc “top” cao nhất thị trường việc làm. Vậy, cụ thể Developer là gì, làm những gì và có những yêu cầu thế nào trong công việc? Cùng theo dõi bài viết từ chúng tôi để hiểu thêm thông tin về ngành nghề cực HOT này nhé!
Nội Dung Chính
Developer là gì?
“Developer là nghề gì”, “dev là gì” là những câu hỏi thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ các ứng viên có mong muốn được làm việc trong ngành CNTT. Developer là một trong những tên gọi của lập trình viên. Chúng ta còn thường bắt gặp với tên viết tắt theo 3 chữ cái đầu tiên là DEV.
Công việc chính được đảm nhận bởi các developer là viết code, tạo ra các chương trình, phần mềm và ứng dụng dùng cho máy tính hoặc điện thoại. Developer có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như: C#, C, C++, Java, R, Python,… để thiết kế các chương trình và bảo trì chúng. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng developer trong các doanh nghiệp trên thị trường việc làm Hà Nội đang tăng cao.
Công việc của developer là gì?
Mỗi một developer sẽ thông thạo và ưa thích một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình để vận dụng vào công việc của mình. Developer là người đặt nền móng cho mọi ứng dụng và phần mềm.
Làm dev là gì? Công việc của developer bao gồm: lập trình web (frontend, backend, fullstack), lập trình game, mobile developer, lập trình hệ thống, lập trình devops và lập trình database.
Dưới đây là những đầu việc cơ bản mà một developer vẫn thường làm:
- Trao đổi thông tin với BA để thống nhất cách thức xây dựng chương trình, phần mềm mới.
- Trực tiếp coding một phần mềm mới.
- Nâng cấp hoặc bảo trì các tính năng của phần mềm có sẵn.
- Tìm và sửa lỗi và phần mềm hiện tại.
- Tự động mã hóa một đoạn mã bằng cách xây dựng hoặc sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ.
Lộ trình nghề nghiệp đáng mơ ước của developer
Fresher
Trong ngành CNTT hiện nay. Với những bạn trẻ mới ra trường, vẫn còn rất ít kinh nghiệm trong các dự án thực tế. Cấp độ đầu tiên sẽ trải qua để chinh phục con đường trở thành một dev. Chính là vị trí fresher. Luôn cần nhiều nỗ lực, học hỏi các đàn anh để “cứng cáp” hơn với nghề
Junior Developer là gì
Công việc này phù hợp với những bạn fresher đã được tôi luyện và nâng cấp. Cấp độ này có ít hơn 3 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên đã có kiến thức và cái nhìn tổng quan về cơ sở dữ liệu, thuật toán, cách xây dựng ứng dụng, kỹ năng làm việc theo nhóm và va chạm nhiều hơn với các dự án thực tế
Senior Developer là gì?
Với kinh nghiệm làm việc từ 4 – 10 năm, các Senior sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí Senior Developer với nhiều chế độ làm việc hấp dẫn, là mơ ước của nhiều bạn trẻ trong nghề. Vậy Senior developer là gì và có vai trò như thế nào?
Ở cấp bậc này, bạn có thể đương đầu, giải quyết và quản lý các dự án lớn, phức tạp hơn. Chính vì vậy, các nhân sự vị trí này cần có trình độ học thuật về cơ sở dữ liệu, thuật toán cũng sâu và nhạy bén hơn.
Leader Developer
Khi bạn đã trong nghề được 7 – 10 năm và đã có khả năng tốt sẽ cân nhắc đến vị trí Leader Developer. Để đạt được vai trò này kỹ năng và trình độ của bạn đã ở mức tuyệt hảo cùng với khả năng lãnh đạo.
Mid-level Manager
Mid-level Manager bao gồm Product Manager (Quản lý sản phẩm) và Project Manager (Quản lý dự án). Ở vị trí này, bạn đóng vai trò quan trọng để quyết định chất lượng đầu ra của sản phẩm cũng như kiểm thử sản phẩm.
Senior Leader
Đây là chức vụ cao nhất và luôn được các Developer phấn đấu đạt được. Khi đã đứng ở vị trí này, bạn cần phải có kiến thức vững chắc về chuyên môn. Đồng thời phải có thêm khả năng quản lý, truyền cảm hứng cho nhân viên cấp thấp hơn. Đặc biệt là năng lực xây dựng chiến lược để phát triển cho phòng dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh chung của doanh nghiệp.
>>>Tham khảo thêm: Nghề IT là gì? Một số lưu ý khi tham gia vào nghề IT
Developer làm việc ở đâu?
Các công ty làm về gia công
Các công ty gia công tiếp nhận nhiều dự án lớn của nước ngoài. Chịu áp lực công việc cực lớn với khối lượng công việc dày đặc. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng các lập trình viên mới ra trường rất lớn. Bởi đây là môi trường rất cần các bạn trẻ có nhiều thời gian và sự nhiệt huyết.
Các công ty Start-up
Developer cũng là nhân sự tiềm năng cho các công ty start-up. Các công ty không nhiều nhân sự. Các dev cần phải đầu tư 100% trí lực của mình cho rất nhiều đầu việc vì công ty không nhiều nhân lực. Do vậy, đây là môi trường rất phù hợp để bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kiến thức và trưởng thành hơn từng ngày.
Các công ty đa quốc gia
Các công ty đa quốc gia có quy trình làm việc vô cùng khoa học và bài bản. Các lập trình viên có thể tập trung vào hướng đi nhất định, có đam mê và mong muốn được thử sức, đào sâu nghiên cứu và phát huy năng lực ở một công nghệ nhất định. Theo đuổi môi trường làm việc quốc tế, các developer sẽ mở mang được kiến thức và mở rộng được tầm nhìn cho bản thân.
Các công ty là tổ chức của nhà nước
Mức lương tại các tổ chức nhà nước không được cao như ở các công ty khác, nhưng công việc ít áp lực hơn nhàn. Các công ty nhà nước mở ra nhiều cơ hội tiềm năng nên các Developer cũng có thể thử sức ở môi trường này.
Những kỹ năng cần có của Developer
Chuyên môn chắc chắn
Dù ở bất kỳ cấp bậc nào thì người lập trình viên luôn phải có những kiến thức cơ bản về lập trình để có thể tham gia trực tiếp và đảm nhiệm những công đoạn nhất định để thực hiện các dự án.
Sự kiên trì, cần cù, nhẫn nại
Kiên trì, cần cù và nhẫn nại là những yếu tố tiên quyết để trở thành Developer bởi khi lập trình chắc chắn sẽ không thể tránh việc phát sinh lỗi. Người lập trình cần phải xem xét mình đã bị lỗi chỗ nào, tại sao lỗi và cách sửa lỗi như thế nào. Từ đó, có thể rút ra nhiều kinh nghiệm hơn để áp dụng tốt hơn ở những project sau.
Sự cầu tiến
Nghề dev luôn cần phải học hỏi, nắm bắt những ngôn ngữ lập trình mới nhất. Bên cạnh đó, phải có tư duy nhạy bén, đổi mới và sáng tạo không ngừng để đáp ứng và theo kịp nhu cầu từ xã hội. Vì vậy sự cầu tiến, không ngừng tìm tòi học hỏi là một trong những yếu tố mang lại sự thành công cho một Developer
Kỹ năng làm việc theo nhóm
Mỗi phần mềm được hoàn thiện từ một đội nhóm. Một thành viên trong đó sẽ đảm nhận việc hoàn thành từng phần việc cụ thể. Do đó, các dev cần kỹ năng làm việc theo nhóm, cách giao tiếp. Học hỏi lẫn nhau giữa các thành viên nhằm tránh để sự bất hòa, xung đột. Ảnh hưởng đến tiến độ công việc chung
Sáng tạo và thẩm mỹ
Khách hàng luôn đưa ra những yêu cầu khá cao về thẩm mỹ giao diện và tính thân thiện của các ứng dụng đối với người dùng. Đây cũng là yêu cầu được đặt ra cho các Developer. Không chỉ cần có tư duy lập trình giỏi mà còn cần có kỹ năng về thẩm mỹ để sắp xếp bố cục một phần mềm hợp lý và đẹp mắt.
Kỹ năng giao tiếp
Như đã đề cập ở trên, một phần mềm được viết ra không phải chỉ có công sức của một cá nhân. Mà đó là thành quả của một nhóm người. Làm Developer cần có kỹ năng giao tiếp. Để trình bày những suy nghĩ, quan điểm của mình để mọi người hiểu hơn. Nhờ đó, khả năng làm việc nhóm hiệu quả hơn, đem lại được sự thành công cho dự án.
Quản lý thời gian của Developer là gì
Lập trình viên cần quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả để đảm bảo tiến độ công việc của cá nhân, không để rơi vào tình trạng trễ dealine. Không gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động chung của cả team.
Mức lương khi làm Dev là gì
Hiện nay, tại 3 thị trường lớn nhất cả nước bao gồm việc làm tại Hà Nội, việc làm HCM và Đà Nẵng nhu cầu tuyển dụng lập trình viên rất cao và đa dạng ở nhiều vị trí. Trong đó nổi bật với vị trí tuyển dụng front end Hà Nội và các lập trình viên ở những ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay như php, java, plc,…
Developer là công việc yêu cầu rất nhiều chất xám và cả thể lực. Vì vậy, luôn được biết đến là một trong những ngành nghề có mức thu nhập cao ngất ngưởng.
Đối với các bạn sinh viên mới ra trường và chưa nhiều kinh nghiệm. Mức lương trung bình sẽ dao động trong khoảng từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Còn với những Developer ở cấp độ senior trở lên đã có kinh nghiệm từ 5 năm. Mức lương có thể đạt đến con số đáng mơ ước trong khoảng 40 – 50 triệu đồng/tháng.
Developer và Code có giống nhau không?
Trong một công ty công nghệ, một đơn vị chuyên trong lĩnh vực outsource. Sẽ có các vị trí được xếp theo cấp bậc chuyên môn như Coder – Programmar – Developer – Software Engineer. Công việc của mỗi vị trí khác nhau. Thứ tự trên cũng chính là đánh giá về chuyên môn, công việc cũng như năng lực của mỗi công việc.
So với các coder, Developer có năng lực vượt trội xa hơn rất nhiều. Coder là người phụ trách việc viết code. Các Coder đôi khi không thể và không đủ năng lực để hoàn thành được hết các công việc trong một giai đoạn hoặc phần việc được giao. Điều này có thể hiểu, họ chỉ có thể hoàn thành công việc ở mức cơ bản với năng lực vỡ lòng.
Ngược lại, các Developer được coi là chìa khóa cho sự phát triển của mọi ứng dụng hay phần mềm. Họ là người có thể thiết kế hoặc xây dựng một cấu trúc dữ liệu tốt trong phần mềm. Tạo ra phần mềm hoàn chỉnh mà không cần quan tâm đến thiết kế hay những tính năng khác
Vậy programer là gì? Programer là những người nhận trách nhiệm viết hoặc tạo ứng dụng, ứng dụng máy tính bằng cách cung cấp cho máy tính các cấu trúc lập trình cụ thể. Họ là người có chuyên môn hơn một chút so với Coder.
Kết luận
Developer là ngành nghề cực hot đang được rất nhiều bạn trẻ yêu thích khoa học, công nghệ theo đuổi. Phần lớn các tin tức về vị trí này thường xuất hiện và được sử dụng nhiều với tên viết tắt dev. Điều này đã tạo nên không ít thắc mắc đối với nhiều bạn trẻ. Developer là gì, Dev là viết tắt của từ gì và dev là nghề gì? Hy vọng với bài viết này đã giúp các bạn. Phần nào phác họa một cách rõ nét và sinh động nhất chân dung của một Developer. Qua đó có thể nhanh chóng đưa ra được quyết định cho nghề nghiệp tương lai của mình!