Mục tiêu nghề nghiệp là gì? 5 cách viết mục tiêu công việc gây ấn tượng nhất

Mục tiêu phát triển nghề nghiệp được đầu tư kỹ lưỡng trong các CV xin việc. Sẽ giúp doanh nghiệp biết được khả năng của bạn cũng như định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Vậy mục tiêu nghề nghiệp là gì? Những cách viết mục tiêu nghề nghiệp nào tạo nên ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng? Tuyển dụng tại Hà Nội sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây nhé.

Nội Dung Chính

Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp là những định hướng và mong muốn mà bạn muốn đạt được trong sự nghiệp. Và kế hoạch bạn vạch ra để đạt mục tiêu của mình. Qua đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về định hướng của bạn trong công việc. Dựa vào mục tiêu trên, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công ty. Và đưa ra kết luận bạn có phải là nhân tố tiềm năng mà họ đang tìm kiếm hay không.

Người có mục tiêu là người sống và làm việc có mục đích, có chí cầu tiến trong công việc. Có hướng đi trong nghề nghiệp sẽ giúp bạn dễ định hình về con đường mình đang đi. Dễ nhận thấy bản thân cần làm gì, nỗ lực như thế nào để thực hiện các mục tiêu đó.

Mục tiêu nghề nghiệp có thể được hiểu là những định hướng và mong muốn mà ứng viên muốn đạt được trong sự nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp

Những định hướng nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong tương lai. Không chỉ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được hướng đi của bạn trong công việc. Mà còn giúp bản thân bạn có thêm động lực và cố gắng đạt được những mong muốn. Xác định mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp bạn:

  • Biết rõ bản thân mình cần gì, muốn gì và tập trung thời gian vào việc cần làm.
  • Sử dụng hiệu quả thời gian của mình cho định hướng đề ra.
  • Tự tin hơn trong công việc, tương tác tốt hơn
  • Giúp bản thân trở thành người có trách nhiệm với công việc cũng như chính bản thân mình.
Mục tiêu nghề nghiệp giúp nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận và đánh giá tính cách cũng như mục tiêu công việc của bạn
Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Khi nào cần xác định mục đích nghề nghiệp

Xác định mục tiêu nghề nghiệp khi bạn cần tìm đến một công việc nào đó. Có thể mục tiêu nghề nghiệp chứa trong CV hoặc hồ sơ xin việc. Tùy trường hợp mà chúng ta sẽ sử dụng mục tiêu nghề nghiệp như một kiểu “show” bản thân mình.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì?

Trong CV, mục tiêu nghề nghiệp là gì? Đó là phần mục tiêu, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phỏng vấn. Vừa thể hiện được những nguyện vọng của ứng viên. Vừa giúp nhà tuyển dụng lựa chọn người có hướng đi phù hợp với tiêu chí công ty.

Ngoài ra, nó cũng thể hiện những mong muốn và dự định của bạn. Dựa theo các mục tiêu đó, trong thời gian ngắn hạn và dài hạn, bạn sẽ có những kế hoạch cụ thể khác nhau. Có đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng của công ty không.

Nguyên tắc khi viết mục tiêu của nghề nghiệp trong CV

Để gây được sự chú ý từ nhà tuyển dụng, mục tiêu nghề nghiệp nên đảm bảo một số yêu cầu:

  • Trình bày mục tiêu có cơ sở
  • Nội dung đúng trọng tâm
  • Không mắc lỗi chính tả

Nhà tuyển dụng cần điều gì khi xem mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên

Sau khi tim hiểu về tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp là gì? Chắc hẳn nhiều bạn trẻ đặt ra câu hỏi rằng: “Nhà tuyển dụng cần thấy điều gì khi xem mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên?”. Tham khảo ngay chia sẻ của việc làm Hà Nội ở phần bên dưới nhé:

Bạn có phải là ứng viên phù hợp với công việc đang tuyển

Nhà tuyển dụng sẽ hiểu một phần con người của bạn thông qua mục tiêu công việc. Khi xác định mục tiêu công việc và lý tưởng để cố gắng thì tầm nhìn và ước vọng đối với công việc của bạn sẽ bộc lộ.  Chỉ với chi tiết nhỏ này, họ sẽ quyết định được bạn có phù hợp với công việc hay không.

Thể hiện mong muốn gắn bó lâu dài của bạn với công ty

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn tuyển dụng những nhân viên gắn bó lâu dài với công ty. Vì đào tạo một nhân viên mới sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian. Chính vì vậy, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV phải gắn liền với sự phát triển của công ty. Hãy bày tỏ nguyện vọng của mình được cống hiến, giúp công ty ngày càng phát triển.

Thể hiện mong muốn gắn bó với công ty là điều mà nhà tuyển dụng muốn xem trong mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên
Những điều nhà tuyển dụng cần ở mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc

Bạn có phải là một người biết sắp xếp công việc khoa học

Nếu bạn có năng lực sắp xếp công việc khoa học. Sẽ thể hiện rất rõ qua tư duy và cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Nếu bạn có tư duy nhạy bén và năng lực sắp xếp công việc. Nhà tuyển dụng sẽ biết bạn có thể đạt được gì và cần làm gì để đạt được nó.

>>>Xem thêm: Khám phá 6 cách đơn giản tìm ra định hướng nghề nghiệp tương lai

5 cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Hiểu được mục tiêu nghề nghiệp là gì và những điều mà nhà tuyển dụng cần ở ứng viên khi xem mục tiêu công việc của họ sẽ giúp bạn biết các ghi mục tiêu nghề nghiệp hay và để lại dấu ấn mạnh. Tìm việc làm tại Hà Nội sẽ gợi ý cho bạn những cách viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.

Cách viết mục tiêu ngắn hạn trong CV xin việc

Tốt nhất bạn nên đề cập tới các mục tiêu công việc trong thời gian ngắn với các mốc thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Hãy viết những gì mà bạn có thể làm được và phù hợp với khả năng cũng như mục tiêu dài hạn của bạn sau này.Vì đây là tiền đề cho mục tiêu dài hạn của bạn.

Gợi ý cách viết:

“Mục tiêu ngắn hạn của tôi là nhanh chóng thích nghi và ổn định công việc trong môi trường mới. Làm tốt các yêu cầu được công ty đề cập trong bản mô tả công việc. Hoàn thành tất cả các chỉ tiêu đã được giao và hoà đồng với đồng nghiệp”

Cách viết mục tiêu dài hạn trong CV xin việc

Trong lâu dài, bạn có biết mục tiêu nghề nghiệp là gì không? Đó là những thành tích bạn mong muốn đạt được trong 1-3 năm đầu. Và liên quan đến sự phát triển lâu dài của bạn. Nếu không thể xác định được mục tiêu dài hạn của bạn là gì. Bạn sẽ không khác nào như “kẻ lang thang” vô định. Đây là điều mà không nhà tuyển dụng nào mong muốn ở ứng viên của mình.

Nhà tuyển dụng sẽ luôn nhìn vào đây và tìm kiếm động cơ của bạn khi ứng tuyển. Chính vì vậy, nên trình bày những mục tiêu dài hạn phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty trong tương lai.

Gợi ý cách viết:

“Để nâng cao trình độ, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của công ty, tôi phải nổ lực nhiều hơn nữa mới có khả năng đảm nhận nhiệm vụ ớn hơn. Tôi sẽ nỗ lực hoàn thành tốt nhất các mục tiêu ngắn hạn. Để mở đường cho những thành công sau này. Tôi tự tin rằng có thể hoàn thành những mục tiêu này”.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong 3 – 5 năm tới

Trong tương lai 3 – 5 năm tới, bạn sẽ không thể nào hình dung được hết cục diện của công ty. Vậy nên, mục tiêu nghề nghiệp ở giai đoạn này. Tốt nhất hãy nên trình bày những thành tựu bản thân sẽ nổ lực đạt được. Mang lại hiệu quả công việc, đem đến lợi ích cho công ty. Đừng quên bày tỏ mục tiêu được cống hiến lâu dài cho công ty.

Gợi ý cách viết:

“Trong vòng 3 – 5 năm tới, tôi có thể cống hiến sức lực, chuyên môn đóng góp cho thành công và phát triển của công ty. Đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí quản lý. Tôi tin rằng với những gì mình đang cố gắng cùng sự tận tâm của bản thân. Cũng như sự hướng dẫn của cấp trên và hỗ trợ của đồng nghiệp. Tôi sẽ có thể hoàn thành được mục tiêu của mình”.

Cách viết dành cho những bạn sinh viên mới ra trường

Những bạn trẻ mới ra trường  đều chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Vì vậy luôn cảm thấy khó khăn khi phải xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình. Tốt nhất, đối với phần mục tiêu ngắn hạn, bạn nên dựa theo mô tả công việc trong thông báo tuyển dụng. Để điều chỉnh và trình bày một cách ngắn gọn, đề cao yếu tố trung thực và sự cố gắng.

Gợi ý cách viết:

“Với những gì tôi đã được học ở trường X, tôi đang tìm cơ hội để có thể sử dụng những kiến thức đã học để góp phần vào sự phát triển của công ty. Tôi muốn làm một điều gì đó khác biệt và mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Cũng như học hỏi và hoàn thiện bản thân trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp này.

Cách viết dành cho người đã có kinh nghiệm

Với các ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc. Xác định mục tiêu công việc và trình bày nó trong CV sẽ dễ dàng hơn. Bạn hãy coi những kinh nghiệm và thành tích trước đây. Là nền tảng giúp bạn sẽ tự tin tiến xa trên con đường sự nghiệp.

Tuy vậy, hãy biết cân nhắc và lựa chọn những kinh nghiệm phù hợp để trình bày. Đừng quá “tham làm” với những kinh nghiệm chưa nằm ở mức “chanh sả”. Thì tốt hơn hết đừng viễn tưởng. Hãy hiểu bản thân mình đang ở đâu để đưa ra được mục tiêu vừa tầm, phù hợp với công việc đang ứng tuyển. Nhà tuyển dụng chỉ muốn đọc những điều liên quan đến mục đích họ mong muốn.

Gợi ích cách viết:

“Với 3 năm kinh nghiệm ở vị trí Y.  Tôi mong muốn sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc đã có để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Và muốn được làm việc ở môi trường chuyên nghiệp để phát triển và có thể trở thành nhân viên chủ chốt của công ty.”

Những lỗi thường gặp khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu CV xin việc

Viết mục tiêu nghề nghiệp quá dài dòng là lỗi thường gặp nhất trong CV xin việc của ứng viên hiện nay
Những lỗi thường gặp khi viết mục tiêu nghề nghiệp

Cùng việc làm Hà Nội điểm qua những lỗi thường gặp khi viết “mục tiêu nghề nghiệp là gì?”nhé.

Viết mục tiêu công việc chung chung, không rõ ràng

Mục tiêu nghề nghiệp là phần quan trọng bắt buộc phải có trong CV xin việc của mỗi ứng viên. Nếu chỉ dựa trên việc tham khảo cách viết mục tiêu nghề nghiệp mẫu trên internet. Trình bày quá chung chung, không cụ thể và không mang những nét riêng. Chắc chắn bạn sẽ trở lên nhạt nhòa giữa hàng trăm ứng viên. Vì vậy, sau khi tìm hiểu những ý tưởng trình bày mục tiêu công việc trong CV. Bạn cần kết hợp với định hướng riêng của bản thân. Để đưa ra một câu trả lời vừa đủ ý. Lại vừa mang đặc trưng riêng của chính bạn mà không bị nhầm lẫn với bất kỳ ai.

Viết mục tiêu nghề nghiệp quá dài dòng

Nhà tuyển dụng chỉ có khoảng trung bình 1 phút để đọc mẫu CV xin việc. Nếu bạn viết lan man dài dòng hoặc quá lủng cũng sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu. Hơn nữa điều này thậm chí có thể dẫn đến việc họ sẽ không còn thời gian. Để đọc những nội dung khác trong CV xin việc của bạn.

Không nhấn mạnh những giá trị bạn mong muốn tạo ra cho công ty

Bạn nên dành sự quan tâm đến lợi ích mà bạn sẽ tạo ra cho công ty. Ngoài lộ trình rõ ràng để hoàn thành các mục tiêu công việc. Cũng cần chú ý sự phù hợp giữa mục tiêu của bạn và mục tiêu chung của công ty. Có như vậy mới có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Không có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn

Một câu trả lời hoàn chỉnh về mục tiêu nghề nghiệp. Phải cần nêu ra đầy đủ cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Nếu bạn không trả lời được hai phần nà thì câu trả lời của bạn sẽ mất tính logic và không để lại dấu ấn với nhà tuyển dụng.

Viết mục tiêu nghề nghiệp quá ảo tưởng, xa vời với thực tế

Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và tham vọng thì bạn mới có động lực để nỗ lực hết mình. Tuy nhiên, tham vọng không đồng nghĩa với sự ba hoa, xa vời thực tế. Bạn phải xác định được bản thân đang ở đâu. Năng lực của bạn tới đâu. Để đưa ra mục tiêu phù hợp và cầu tiến nhất.

8 ví dụ cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho các ngành nghề phổ biến hiện nay

Marketing

Tốt nghiệp ngành Marketing chuyên ngành truyền thông, sử dụng tốt các công cụ Digital Marketing.Với kiến thức đã có trên cùng với những kinh nghiệm về việc xây dựng kế hoạch truyền thông, phát triển thương hiệu. Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Digital Marketing của công ty Z để áp dụng những kỹ năng chuyên môn vào sự phát triển của công ty. Mục tiêu đặt ra trong vòng 02 năm tới sẽ trở thành một Marketer chuyên nghiệp.

Kế toán

Trở thành kế toán trong công ty, tôi sẽ nỗ lực để học hỏi chuyên sâu về các công cụ phần mềm kế toán và thuế. Sử dụng kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm làm việc được tích lũy trong thực tế để cống hiến cho sự phát triển của công ty.

Lễ tân

Phấn đấu hết mình cống hiến cho công ty và gắn bó với công ty lâu dài. Rèn luyện những phẩm chất cần thiết bổ trợ cho vị trí trên. Và sử dụng tất cả những kỹ năng sẵn có để có thể phục vụ công việc tốt nhất.

IT – Lập Trình

Vận dụng tất cả những kiến thức và kinh nghiệm về lập trình vào công việc. Mong muốn được sử dụng vốn tiếng Anh, có cơ hội rèn giũa bản thân, nâng cao kiến thức chuyên môn khi tham gia ứng tại công ty mình.

Ngân hàng

Là người có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, khả năng giao tiếp tốt cũng như có sự cẩn thận trong công việc. Thành thạo trong tư vấn về các dịch vụ của ngân hàng như vay vốn, giao dịch với khách,..Tôi mong muốn được trải nghiệm công việc của một nhân viên tín dụng ở một môi trường làm việc mới như Quý Ngân Hàng. Điều này sẽ giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm làm việc để trở thành nhân viên cấp cao trong ngành ngân hàng.

Dược sĩ

Tôi mong muốn được làm việc với vị trí dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện Z, nơi tôi có thể ứng dụng kiến thức chuyên ngành dược học của mình để hỗ trợ điều trị của bệnh nhân hiệu quả. Hoàn thiện kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong quá trình làm việc chính là tiền đề giúp tôi đạt được những mục tiêu nghề nghiệp cao hơn trong ngành y.

Thiết kế đồ họa

Ngành tiết kế là lĩnh vực yêu thích và nghề nghiệp mà tôi đã chọn lựa. Tôi đã có 2 năm kinh nghiệm với vị trí nhân viên thiết kế đồ hoạ. Có kinh nghiệm thiết kế các sản phẩm Catalogue, Poster, Banner, bảng hiệu,…. Sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế đồ hoạ 2D & 3D: Illustrator, CorelDraw, Photoshop,…Tôi muốn ứng tuyển vị trí nhân viên thiết kế đồ hoạ 3D tại công ty Z để có thể phát huy năng lực bản thân và học hỏi thêm những kiến thức đồ hoạ mới. Đây là cơ hội để tôi tự khẳng định mình và trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ.

Kỹ sư

Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, chịu trách nhiệm quản lý các giai đoạn của hoạt động kỹ thuật. Tôi mong muốn có thể tìm kiếm vị trí quản lý tại công ty. Tôi có khả năng xử lý nhiều dự án cùng một lúc với sự giám sát tối thiểu. Mục tiêu của tôi khi được làm việc tại công ty là cung cấp chất lượng dịch vụ cao nhất. Tập trung vào các vấn đề an toàn, môi trường và sức khỏe.

Kết luận

Hy vọng, bài viết trên của Tuyển dụng việc làm Hà Nội chia sẽ đã giúp các bạn hiểu được mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cũng như cách ghi mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đừng quên ghé thăm website của chúng tôi để cập nhật tin tức việc làm mới nhất nhé.