Cách ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc
Trình độ chuyên môn là một thuật ngữ gây nên nhiều sự khó hiểu cho những người điền hồ sơ xin việc. Đặc biệt là những người trung niên lần đầu xin một công việc làm thêm. Cũng có nhiều người bị nhầm lẫn giữa trình độ chuyên môn và trình độ học vấn. Dẫn đến viết sai thông tin của bản thân trong hồ sơ. Nếu bạn đang thắc mắc trình độ chuyên môn là gì? Hãy xem bài viết này để được giải đáp nhé. Bạn đang xem bài viết cách ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc. Nếu bạn lười đọc, hãy bấm phần audio ở đầu bài viết để nghe nhé.
Nội Dung Chính
Trình độ chuyên môn có nghĩa là gì?
Trình độ chuyên môn là một cụm từ gây nên nhiều băn khoăn cho người viết hồ sơ xin việc. Không chỉ là người lớn mà với sinh viên, các bạn trẻ nhiều lúc cũng hiểu sai. Thực ra, trình độ chuyên môn là một thuật ngữ dùng để mô tả năng lực, khả năng thông thạo của bạn về một lĩnh vực nào đó. Ví dụ, bạn là một người lập trình web được đào tạo bởi một trường Đại học nào đó. Thì trình độ chuyên môn của bạn là kỹ sư lập trình. Bạn cũng có thể hiểu, trình độ chuyên môn thường đi kèm với những cấp bậc. Ví dụ như giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp,…
Chẳng hạn như: Cử nhân quản trị kinh doanh, giáo sư kinh tế học, thạc sĩ răng hàm mặt,….
Khi bạn viết hồ sơ xin việc, trình độ chuyên môn là trình độ cao nhất của bạn đạt được tại thời điểm viết hồ sơ. Nếu bạn tốt nghiệp Đại học 1 năm trước và đang theo học lấy bằng Thạc sĩ (chưa được công nhận thạc sĩ) thì ghi là trình độ chuyên môn Cử Nhân. Nếu đã tốt nghiệp Đại học và đã lấy bằng Thạc sĩ khoảng 1 tháng trước. Bạn sẽ ghi là trình độ chuyên môn Thạc Sĩ.
Trình độ chuyên môn quan trọng như thế nào?
Trình độ chuyên môn là một thước đo rất quan trọng, nó thể hiện năng lực của bạn về một lĩnh vực hay một nghiệp vụ nào đó. Một trình độ chuyên môn cao sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển thêm rất nhiều so với những ứng viên có trình độ chuyên môn thấp hơn.
Rất nhiều công việc hiện nay đều cần người lao động phải đạt được một trình độ chuyên môn yêu cầu. Ví dụ như những người chỉ mới tốt nghiệp cấp 3 (trung học phổ thông) chắc chắn sẽ không thể xin việc bác sĩ được. Nếu muốn trở thành thầy thuốc, bạn phải được đào tạo qua trường lớp tại Đại học Y Dược. Với trình độ chuyên môn là Đại học (bác sĩ) trở lên.
Phân biệt giữa trình độ chuyên môn và trình độ học vấn
Đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Trình độ học vấn là mức độ học vấn mà một người đã đạt tới. Có thể hiểu nôn na là bạn đã học đến lớp mấy. Tại Việt Nam, hệ thống giáo dục chia làm 12 lớp. Do đó, nếu bạn đã học hết lớp 9 xong thôi học. Thì bạn sẽ ghi trình độ học vấn là 9/12 (trong đó 9 là số lớp học mà bạn đã học xong, 12 là tổng số lớp học của hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại). Tương tự, nếu bạn tốt nghiệp THPT thì sẽ ghi trình độ học vấn là 12/12.
Với những bạn đang theo học Đại học, Cao đẳng nhưng chưa tốt nghiệp. Nếu phải điền hồ sơ xin việc, bạn sẽ ghi trình độ học vấn là 12/12. Còn trình độ chuyên môn là Đại học/cao đẳng/trung cấp (tùy theo cấp bậc bạn theo học). Chỗ trống nhỏ bên cạnh trình độ chuyên môn bạn sẽ ghi chuyên ngành mà bạn đang theo học.
Cách ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc
Trình độ chuyên môn là phần bắt buộc bạn phải kê khai chính xác. Vì nó chứng minh năng lực hiện có để đảm nhận công việc bạn đang ứng tuyển. Bạn càng không được gian dối, ghi sai lệch trình độ chuyên môn của mình. Vì điều này có thể được kiểm chứng dễ dàng qua những bằng cấp, chứng chỉ. Nếu bạn còn làm giả bằng cấp, chứng chỉ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Trở lại với vấn đề chính, để ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc. Bạn cần ghi ngắn gọn vì ô khoảng trống rất ngắn. Ở ô đầu tiên bạn ghi trình độ được đào tạo cao nhất của bạn. Giáo sư/tiến sĩ/thạc sĩ/Cử nhân/Kỹ sư/Đại học/Cao đẳng/Trung cấp/Sơ cấp. Ô kế tiếp, bạn ghi chuyên ngành mà bạn đã hoặc đang theo học.
Ví dụ: Bạn đã tốt nghiệp trường Trung cấp nghề ABC với ngành nghề kỹ thuật điện. Thì lúc này trình độ chuyên môn sẽ là Trung cấp – Ngành kỹ thuật điện.
Ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc tiếng Anh là gì?
Khi viết hồ sơ xin việc bằng tiếng Anh. Ngoài khả năng đọc hiểu cơ bản ra, bạn cần nắm một số từ vựng liên quan đến trình độ chuyên môn. Cụ thể, trong tiếng Anh, trình độ chuyên môn có thể hiểu là “Professional Qualification”. Hoặc “Professional Ability”. Hoặc đơn giản chỉ là “Education”. Tùy mỗi loại hồ sơ xin việc mà cách thể hiện sẽ khác nhau nhưng ý nghĩa của nó giống nhau, đều là trình độ chuyên môn hết.
Ngoài ra, bạn cần nắm rõ một vài từ vựng về trình độ đạt được để phục vụ cho việc ghi trình độ chuyên môn như sau:
- Education: học vấn
- Training/course: khóa huấn luyện
- Professional Certification/Academic Qualification: bằng cấp chuyên môn
- Bachelor: Cử nhân
- Master: Thạc sĩ
- Doctor: Tiến sĩ
- College: Cao đẳng
- University: Đại học
- Credit: Điểm khá
- Distinction: Điểm giỏi
Phân loại trình độ chuyên môn hiện nay
Bạn cần phân biệt và hiểu được những trình độ chuyên môn hiện nay để việc ghi sơ yếu lý lịch hay hồ sơ xin việc dễ dàng hơn.
Trình độ chuyên môn: Sơ cấp
Đây là loại trình độ chuyên môn thấp nhất hiện nay. Nó thường dành cho những người chưa có học vấn, hoặc bỏ học từ nhỏ muốn kiếm một nghề nghiệp để trang trải cuộc sống. Những người này sẽ theo học những ngành nghề kỹ thuật tại các trường sơ cấp. Đặc điểm của nó là thời gian học khá nhanh. Thường kéo dài từ 3 – 6 tháng, vừa học vừa thực hành, cầm tay chỉ việc. Nên sau khi tốt nghiệp là có thể đảm nhận công việc ngay.
Những người có trình độ chuyên môn sơ cấp thường là những người có thể làm việc liên quan đến kỹ thuật. Tuy tay nghề không cao nhưng nếu được hướng dẫn, giám sát bởi những người có trình độ chuyên môn cao hơn. Thì có thể phát triển tay nghề trong tương lai. Đơn cử như thợ hàn, lắp mạch điện, ống nước,…
Trình độ chuyên môn: Trung cấp
Đây là trình độ cao hơn so với Sơ cấp. Để có thể theo học chương trình đào tạo Trung cấp. Người học phải tốt nghiệp Trung học Cơ sở (lớp 9) trở lên. Thời gian đào tạo chương trình Trung cấp là từ 2 năm (cho những người tốt nghiệp THPT) đến 4 năm (cho những người tốt nghiệp THCS). Điều khác biệt so với trường Sơ cấp là sẽ được đào tạo bài bản hơn. Và sau khi tốt nghiệp, người lao động có thể đảm nhận và hoàn thành công việc được giao một cách độc lập. Không cần phải trải qua sự giám sát của một ai. Hoặc tự mình mở tiệm, cửa hàng để tiến hành kinh doanh. Chẳng hạn như: Thợ mộc, sửa chửa vi tính, sửa chữa điện thoại,….
- Xem thêm: 1000+ việc làm lao động phổ thông Hà Nội
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
Bắt đầu từ cấp này, bạn sẽ được đào tạo cả về lý thuyết của một ngành nghề cụ thể. Và có thời gian nghiên cứu và thực hành nghề nghiệp. Những sinh viên học Cao đẳng ít nhất phải tốt nghiệp THPT. Thời gian đào tạo là từ 2,5 – 3,5 năm. Đây là một cấp học cao hơn so với Trung cấp. Nên sinh viên sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn về ngành nghề cụ thể. Bên cạnh đó còn am hiểu về lý thuyết và những kiến thức xã hội.
Trình độ chuyên môn: Đại học/ Kỹ sư/ Cử nhân
Đây là một chương trình học giúp sinh viên nắm được các kỹ năng chuyên môn vững chắc. Cả về lý thuyết sâu rộng và hướng xử lý những vấn đề có độ phức tạp cao. Do đó, để có thể trở thành sinh viên Đại học, bạn phải tốt nghiệp THPT. Đồng thời phải vượt qua kỳ thi để xét điểm năng lực. Thời gian đào tạo ở cấp bậc đại học là từ 4 – 6 năm tùy ngành. Sau khi tốt nghiệp Đại học. Sinh viên sẽ nhận được bằng Cử Nhân nếu theo học các trường về kinh tế, ngoại ngữ, luật,… Bằng Kỹ sư nếu theo học các trường Bách khoa, Kiến trúc,…
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ/Tiến sĩ/ Giáo sư
Hiện tại đây là những cấp học cao nhất của nước ta cũng như trên thế giới hiện nay. Chỉ những người tốt nghiệp Đại học mới có thể theo học lên Thạc sĩ. Và tốt nghiệp Thạc sĩ mới có thể theo học lên Tiến sĩ,… Người ta gọi chung cấp học này là Cao học. Những người học Cao học thường sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn cực kỳ sâu rộng về lĩnh vực nào đó. Có thể am hiểu tường tận cả lý thuyết lẫn thực hành. Sau khi tốt nghiệp, những người này có thể áp dụng các kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Và vạch ra những định hướng phát triển trong tương lai. Thời gian đào tạo của Cao học (Thạc sĩ, tiến sĩ) là 2 năm.
Như vậy, qua bài viết Cách ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc. Xin việc làm Hà Nội hi vọng bạn đã có được những thông tin cần thiết. Đồng thời hiểu rõ cách ghi trình độ chuyên môn một cách đúng đắn. Hãy theo dõi website của việc làm Hà Nội để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích nhé. Chúc bạn sớm tìm được một công việc ưng ý.