Phiên dịch viên là gì? Muốn trở thành phiên dịch viên giỏi cần kỹ năng gì?
Một trong những ngành phát triển mạnh mẽ trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay chính là phiên dịch viên – Interpreters. Vậy bạn có biết ngành phiên dịch viên là gì không? Muốn trở thành phiên dịch viên giỏi cần kỹ năng gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay của Việc làm Hà Nội nhé.
Nội Dung Chính
Phiên dịch viên là gì?
Khái niệm phiên dịch viên
Phiên dịch hiểu cách đơn giản là chuyển một một văn bản, một câu, một chữ (nói hoặc viết) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà vẫn giữ nguyên nghĩa của chúng.
Và tất nhiên, phiên dịch viên là người chuyên làm công việc chuyển các văn bản viết hoặc nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách chính xác nhất. Giúp những người không sử dụng một ngôn ngữ chung có thể hiểu nhau.
Phiên dịch viên khác gì với biên dịch viên
Tuy phiên dịch và biên dịch là 2 ngành có tính chất công việc hoàn toàn khác nhau, nhưng nhiều người vẫn giữa 2 ngành này. Dưới đây Tuyển việc làm Hà Nội sẽ bật mí cho bạn 5 điểm khác biệt giữa phiên dịch và biên dịch nhé.
Phiên dịch
– Phương pháp giao tiếp bằng văn nói
– Không có thời gian chuẩn bị, mang tính tức thời, chuyển đổi thông tin từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác ngay khi nhận được thông tin.
– Không thể sử dụng công cụ hỗ trợ
– Có độ chính xác và trôi chảy thấp hơn so với biên dịch
– Thường xuyên phải làm việc độc lập
Biên dịch
– Phương pháp giap tiếp bằng văn viết
– Cần thời gian chuẩn bị, đọc kỹ văn bản gốc trước khi chuyển đổi ngôn ngữ.
– Biên dịch có thể sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi ngôn ngữ.
– Có tính chính xác, trôi chảy cao hơn phiên dịch vì có nhiều thời gian chuẩn bị
– Có thể có nhiều người cùng tham gia biên dịch
Phiên loại phiên dịch viên
Nhiều người quan tâm đến phiên dịch viên là gì, và có thắc mắc rằng phiên dịch viên có mấy loại. Hiện tại, có rất nhiều cách phân loại phiên dịch viên. Bạn có thể tham khảo một số cách phân loại sau đây của chúng tôi nhé.
Phân loại theo hình thức
– Phiên dịch song song: Là hình thức truyền tải thông tin trực tiếp khi mà những người cần phiên dịch đang nói. Người làm phiên dịch song song cần nắm rõ chủ đề đang giao tiếp. Đồng thời duy trì sự tập trung tối đa để truyền đạt thông tin chính xác, trôi chảy nhất.
– Phiên dịch nối tiếp: Là hình thức phiên dịch chuyển thông tin từ ngôn ngữ gốc thành ngôn ngữ còn lại sau khi người phát biểu nói.
– Phiên dịch nhìn văn bản: Là hình thức phiên dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác với thông tin được chuẩn bị sẵn ở dạng tài liệu văn bản.
Phân loại theo tính chất
Phân loại theo cách này, bạn có thể thấy có những loại phiên dịch viên như: Phiên dịch viên tiếng Anh, phiên dịch viên tiếng Trung, phiên dịch viên tiếng Nhật, phiên dịch viên tiếng Hàn,…
Công việc của phiên dịch việc là gì?
Công việc chính của ngành phiên dịch viên chủ yếu là chuyển đổi từ ngôn ngữ A sang ngôn ngữ B. Tuy nhiên không chỉ đơn giản là phiên dịch, mà còn những công việc khác như:
– Chuyển đổi và truyền tải nội dung, thông tin từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ cần phiên dịch một cách chính xác và trôi chảy.
– Diễn tải thông điệp từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ cần phiên dịch rõ ràng và nhanh chóng.
– Áp dụng các kiến thức về lĩnh vực phiên dịch để truyền tải thông điệp sát với nghĩa gốc nhất.
– Tham gia vào các cuộc họp của công ty để lên kế hoạch cho công việc phiên dịch.
– Gặp gỡ, giao tiếp và đàm phán với khách hàng, đối tác.
Làm phiên dịch viên học ngành gì? Có cần bằng cấp không?
Nếu bạn quan tâm đến “phiên dịch viên là gì?” và đam mê với công việc phiên dịch viên. Trước hết bạn cần có bằng cấp liên quan đến ngành ngôn ngữ Anh, Hàn, Trung, Nhật… Dưới đây là một số trường đại học có chương trình đào tạo liên quan đến phiên dịch viên.
– Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội đào tạo các nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn,…
– Đại học Ngoại thương Hà Nội các nhóm ngành liên quan đến phiên dịch viên như ngôn ngữ Anh, Trung, Pháp,…
– Đại học Hà Nội đạo tạo các các nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hàn,…
– Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng cũng đào tạo các nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Nhật,..
Các kỹ năng cần có để trở thành phiên dịch viên chuyên nghiệp
Bất kỳ ngành nghề nào cũng có yêu cầu và kỹ năng nhất định. Vậy những cần có để trở thành một phiên dịch viên là gì?
– Yêu cầu đầu tiên là bạn phải biết ít nhất từ 2 ngôn ngữ trở lên.
– Có hiểu biết nhất định về văn hóa, phong tục của đất nước có ngôn ngữ mà bạn đang phiên dịch.
– Thành thạo trong sử dụng ngôn từ và từ vựng tiếng mẹ đẻ.
– Đặc biệt, có khả năng phản xạ tốt.
– Có khả năng tìm kiếm, tra cứu và tổng hợp được thông tin cần thiết.
– Cần có tính chu đáo, cẩn thận và trách nhiệm trong công việc.
– Có khả năng sử dụng được công nghệ và thành thạo tin học văn phòng.
Tình hình tuyển dụng phiên dịch viên tại Việt Nam
Với xu hướng hội nhập kinh tế, ngoại ngữ trở thành yếu tố quan trọng. Vì thế mà các nhóm ngành biên phiên dịch cũng đang là sự lựa chọn của nhiều người.
Theo thống kê của Ziprecruiter, trung bình một phiên dịch viên có thu nhập khoảng 53.000USD/năm. Một con số khá cao và có thể lọt vào top những việc làm có thu nhập cao nhất hiện nay.
Ngoài ra, trong bối cảnh toàn cầu hóa, thị trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng ngày càng nhiều hơn. Nhu cầu về phiên dịch viên từ đó cũng được đa dạng và phát triển.
>>>Tìm hiểu thêm: Biên tập viên là gì? Các yêu cầu để trở thành một BTV giỏi
Tìm việc biên phiên dịch tại Hà Nội ở đâu?
Phiên dịch viên là một ngành nghề khá đặc biệt. Nếu bạn quan tâm đến phiên dịch viên là gì và có nhu cầu tìm việc phiên dịch tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn... Hãy truy cập vào website Việc làm Hà Nội để kết nối với hàng nghìn công ty phiên dịch, nhà tuyển dụng tại Hà Nội.
Việc làm Hà Nội là trang web cung ứng việc làm nhanh nhất và lớn nhất tại Hà Nội. Giúp bạn nâng cao cơ hội kiếm được một việc làm ổn định giữa mảnh đất ngàn văn hiến. Tại website chúng tôi, ngoài công việc phiên dịch viên, bạn cũng dẽ dàng tìm kiếm cho mình một công việc khác theo đúng sở thích và chuyên môn của mình.
Trên đây là một số thông tin về ngành phiên dịch viên là gì cũng như các kỹ năng cần có của ngành. Hy vọng bài viết của Web tìm việc làm Hà Nội đã cung cấp các thông tin phù hợp với mục đích tìm kiếm của bạn.