Ngành Marketing là gì? Việc làm “HOT” marketing bạn nên biết
Thị trường kinh doanh ngày càng sôi động với hàng loạt thương hiệu mới. Doanh nghiệp muốn nổi bật, tạo dấu ấn riêng trong tâm trí khách hàng và vượt trội hơn đối thủ khác, thì marketing giữ vai trò quan trọng và giải pháp tối ưu cho bài toán cạnh tranh. Vậy ngành marketing là gì? Học marketing ra trường làm những việc gì? Có phải ngành marketing là ngành học đang hot nhất hiện nay không? Việc làm Hà Nội sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi thông qua bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
Bạn biết gì về ngành Marketing?
Marketing là gì?
Marketing là quá trình tạo dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu.
Mục đích cuối cùng của ngành marketing là thiết lập mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Tạo ra giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ngành marketing là gì?
Ngành Marketing là ngành học đào tạo có hệ thống các kiến thức, nền tảng về marketing. Bao gồm: Nghiên cứu thị trường, quản trị sản phẩm mới, thiết kế kênh phân phối, định giá sản phẩm, truyền thông tích hợp…
Theo học ngành marketing, sinh viên có khả năng nắm bắt xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng; nhạy bén nhận biết được cơ hội và thách thức của đối thủ cạnh tranh; cách lên kế hoạch cho chiến dịch quảng cáo mới…Hay thiết lập kênh phân phối và truyền thông cho sản phẩm mới.
Ngành marketing có bao nhiêu chuyên ngành?
Tùy vào mục tiêu và chương trình đào tạo của các trường đại học. Mà marketing chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau như:
Chuyên ngành quản trị Marketing:
Chuyên ngành này sẽ đào tạo người học kiến thức nền tảng về quản lý, tìm hiểu cách thức xây dựng và quảng bá thương hiệu. Lên kế hoạch xây dựng và thực thi chiến lược quảng cáo. Các môn học của chuyên ngành quản trị marketing gồm: Nghiên cứu thị trường, quản trị sản phẩm mới, định giá, thiết kế kênh phân phối, digital marketing,…
Chuyên ngành truyền thông marketing:
Ngành truyền thông marketing trang bị cho người học kiến thức về truyền thông. Những kỹ năng chuyên sâu về kế hoạch sáng tạo. Tích hợp và triển khai các hình thức truyền thông đa dạng như quảng cáo, khuyến mãi, xúc tiến bán hàng…Các môn học của chuyên ngành này gồm có: Truyền thông tích hợp, thiết kế truyền thông đa phương tiện, quảng cáo…
Chuyên ngành quản trị thương hiệu:
Chuyên ngành này sẽ đào tạo những kiến thức chuyên môn về thương hiệu, tìm hiểu cách xây dựng và phát triển thương hiệu. Cách thức định vị thương hiệu, hình ảnh công ty như thế nào để tạo khác biệt so với đối thủ. Marketer về thương hiệu phải có sự sáng tạo để nội dung ấn tượng và tạo dấu ấn riêng với khách hàng. Theo học quản trị thương hiệu bạn sẽ được học những môn như: Nhượng quyền thương hiệu, quan hệ công chúng, quảng cáo, quản trị thương hiệu…
Chuyên ngành marketing thương mại:
Chuyên ngành này cung cấp kiến thức về hành vi người tiêu dùng, cách nghiên cứu thị trường. Thực hiện chiến dịch marketing thúc đẩy bán hàng, quản trị mối quan hệ khách hàng. Các môn học chính của chuyên ngành này gồm: Marketing điện tử, marketing dịch vụ, nghiên cứu marketing, chiến lược marketing…
Cơ hội việc làm ngành marketing
Ngành marketing có nhiệm vụ là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vì vậy, doanh muốn đứng vững trên thị trường đều có sự hỗ trợ không ngừng của đội ngũ marketing. Do đó, cơ hội việc làm cho sinh viên ngành marketing rất đa dạng nhưng không hề đơn giản. Bất cứ ngành nào cũng vậy, sẽ có áp lực nhưng nếu bạn trang bị sẵn sàng, có năng lực và dám đương đầu thì không nhà tuyển dụng nào từ chối bạn.
Muốn trở thành một marketer, đầu tiên bạn phải tìm hiểu về nghề, tìm hiểu thị trường, cơ hội và thách thức. Sau đó, tích lũy kiến thức, kỹ năng để khi ra trường ngay lập tức có việc làm.
Một lợi thế của ngành marketing đó là có nhiều cơ hội để thử sức với những điều mới. Từ thử sức với tìm tòi viết blog, edit video…đến viết bài chuẩn SEO, thiết kế hình ảnh, poster. Chăm chỉ và nỗ lực sẽ giúp bạn dễ dàng có công việc như ý sau khi ra trường. Hơn thế, có nhiều cơ hội thăng tiến dành cho bạn.
Học marketing ra trường làm những việc gì?
Việc tạo sự khác biệt riêng cho thương hiệu cũng như thúc đẩy doanh số bán hàng là việc rất cần thiết. Mỗi doanh nghiệp cần riêng cho mình một đội ngũ marketing để khẳng định chỗ đúng vững chắc trên thị trường. Do đó, marketing là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay.
Sau khi được đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên môn về nghề. Bạn sẽ đủ năng lực để ứng tuyển các vị trí dưới đây:
Chuyên viên nghiên cứu marketing (thị trường):
Là những người đảm nhiệm vai trò khảo sát nhu cầu mong muốn khách hàng. Từ đó hiểu insight của họ để lên kế hoạch cải tiến sản phẩm phù hợp.
Chuyên viên phát triển sản phẩm:
Là người lên ý tưởng, tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Đồng thời giám sát và phát triển sản phẩm
Chuyên viên phát triển thương hiệu:
Quản lý mọi hoạt động liên quan đến marketing về thương hiệu để phát triển thương hiệu bền vững.
Content marketing:
Là người viết và biên tập nội dung trên website, fanpage,… cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp hỗ trợ chiến lược quảng cáo, truyền thông đến khách hàng mục tiêu.
Sale (Bán sản phẩm):
Tìm kiếm khách hàng, thuyết phục họ mua sản phẩm và duy trì mối quan hệ với họ.
Giảng dạy về marketing ở các trường đại học hay trung tâm:
Nếu bạn có năng lực và khả năng. Hãy truyền đạt kiến thức của mình về ngành marketing tới những thế hệ sau.
Trong trường hợp bạn muốn trở thành một Blogger hay Content Creator với trang web riêng của mình. Đây cũng là một lĩnh vực của ngành marketing. Có rất nhiều người thành công ở lĩnh vực này và thu nhập rất cao nhờ sáng tạo nội dung và nhận quảng cáo.
>>>Xem thêm: Việc làm hot ngành marketing tại Hà Nội
Mức lương cơ bản của một nhân viên marketing mới ra trường
Ngành marketing thuộc top ngành nghề có mức lương hấp dẫn nhất hiện nay. Tùy theo năng lực, kinh nghiệm, vị trí làm việc sẽ có mức lương khác nhau. Tham khảo mức lương cơ bản của những vị trí dưới đây cùng Việc làm Hà Nội nhé:
Vị trí | Mức lương |
Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng | 7 -10 triệu |
Content Marketing (Content Creator) | 6 – 9 triệu |
Chuyên viên nghiên cứu, phát triển thị trường | 10 – 14 triệu |
Nhân viên Sales (Nhân viên bán hàng) | 5 – 8 triệu |
Chuyên viên phát triển thương hiệu | 12 – 15 triệu |
Ngành Marketing đang mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ năng động, sáng tạo. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về nghề cùng cơ hội việc làm của lĩnh vực này. Bất kỳ ngành nào cũng cần có thái độ tốt, chăm chỉ để tích lũy kinh nghiệm thì cơ hội xin việc sẽ dễ dàng, hãy cân nhắc kỹ càng trước khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Nếu bạn yêu thích lĩnh vực này, hãy tham khảo vị trí công việc phù hợp với khả năng của mình.
>>> Xem thêm: Lập kế hoạch cá nhân là gì, liệu có cần thiết không?